Để 20/11 thực sự là ngày tôn vinh các nhà giáo

(Baohatinh.vn) - Tiếp nối truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ ngàn xưa, ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng các nhà giáo và nghề dạy học...

de 20 11 thuc su la ngay ton vinh cac nha giao

Chỉ cần bó hoa vào những ngày lễ là các thầy cô giáo đã thấy ấm lòng

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) trở thành ngày hội khi những người làm nghề cao quý được cả xã hội quan tâm, mọi người đến chúc mừng bằng những bông hoa tươi thắm với tất cả tấm lòng chân thành nhất. Đó là niềm vui, niềm vinh dự của các nhà giáo, những người đã đổ bao công sức, trí tuệ vì sự nghiệp “trồng người”.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, nhất là ở các vùng đô thị, vùng kinh tế phát triển..., đang dần bị vật chất hóa bằng “phong bì”, thậm chí là những món quà đắt tiền.

Cô M., giáo viên ở TP Hà Tĩnh chia sẻ: "Phụ huynh và học sinh đến nhà, kèm theo bó hoa là chiếc phong bì. Thú thật, tôi rất khó xử, bởi ai cũng nói: “Vật chất không đáng là bao, chỉ là tấm lòng thành, mong cô nhận cho để các em vui. Nhưng rồi “tấm lòng thành” cứ thế lan truyền, người ta xì xào to nhỏ, làm xấu hình ảnh các thầy, cô giáo".

Phần lớn đội ngũ nhà giáo, không ai mong muốn tới ngày 20/11 chỉ để nhận quà, bởi với họ, món quà giá trị nhất là sự tiến bộ hàng ngày của HS hay sự trưởng thành của những học trò cũ. Ngày tết, ngày lễ, chỉ cần các thế hệ HS có bó hoa, hoặc tấm thiệp chúc mừng, hay thời công nghệ hiện nay có cuộc điện thoại (nhắn tin) là thầy, cô thấy vui và hạnh phúc.

Đa số thầy, cô giáo mong muốn 20/11 thực sự là ngày lễ tri ân, để thầy, cô sống vui, thanh thản, không vướng bận bởi những vật chất tầm thường.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.