Do đâu hàng hóa thông quan qua Cửa khẩu Cầu Treo giảm mạnh?

(Baohatinh.vn) - Từ tháng 8 đến nay, lượng hàng hóa thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn, Hà Tĩnh) giảm mạnh. Trung bình mỗi ngày, cửa khẩu này đón khoảng 350 lượt phương tiện xuất nhập cảnh, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Vào dịp này những năm trước là thời điểm hoạt động xuất khẩu sôi động nhất trong năm tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Tuy nhiên, thời điểm này, phương tiện xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo hết sức ảm đạm. Trung bình mỗi ngày, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đón khoảng 350 lượt phương tiện xuất nhập cảnh, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Do đâu hàng hóa thông quan qua Cửa khẩu Cầu Treo giảm mạnh?

Phương tiện từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

Đại úy Võ Anh Tuấn - Trạm trưởng Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho biết: "Từ tháng 8, tuyến quốc lộ 8 thuộc tỉnh Bolikhămxay của nước Lào sạt lở đất nghiêm trọng khiến giao thông bị đứt đoạn. Mặc dù các cơ quan, đơn vị của Lào đã nỗ lực khắc phục, xử lý nhưng đến nay đoạn đường xảy ra sự cố vẫn chưa sửa chữa xong. Vì vậy, giao thông đi lại hết sức khó khăn nên lượng người và phương tiện qua Cửa khẩu Cầu Treo giảm hẳn so với cùng kỳ năm ngoái".

Không chỉ khó khăn ở phía Lào, trong đợt mưa lũ tháng 10, quốc lộ 8A đoạn qua Eo Cô gái (thuộc Km 82+300, gần Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo) bị sạt lở cũng khiến giao thông bị tắc nghẽn. Thời điểm đó, lực lượng chức năng đã giải phóng khối đất đá sạt lở nhưng giao thông vẫn chưa thuận lợi. Bởi vậy, doanh nghiệp không “mặn mà” thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; lượng hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu vì thế cũng giảm mạnh.

Cùng với giao thông đi lại khó khăn, thời gian qua, nước bạn Lào đã ban hành một số chính sách như: điều chỉnh giảm tải trọng xe chở hàng hóa; tăng thuế suất thuế xuất nhập khẩu từ 0% lên mức 10 - 30% đối với hàng nông sản, khoáng sản; thay đổi thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa... Các chính sách này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động giao thương sang Lào. Kéo theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu cũng bị ảnh hưởng.

Do đâu hàng hóa thông quan qua Cửa khẩu Cầu Treo giảm mạnh?

Cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo làm thủ tục thông quan cho doanh nghiệp.

Theo thống kê của Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, từ tháng 8 đến nay, đơn vị mở 1.686 tờ khai thông quan (giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022) với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 60 triệu USD (giảm 32,6% so với cùng kỳ năm 2022). Qua đó, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thu ngân sách hơn 26,6 tỷ đồng (giảm 79% so với cùng kỳ năm 2022).

Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giảm mạnh như: nước tăng lực Redbull (giảm 97% số tờ khai, kim ngạch nhập khẩu và số thuế đóng nộp ngân sách nhà nước); quặng (giảm 46% số tờ khai, giảm 80% kim ngạch nhập khẩu và giảm 73% số thuế đóng nộp ngân sách nhà nước); sắn lát (giảm 77% số tờ khai và giảm 87% kim ngạch nhập khẩu).

“Đang là mùa khô bên Lào, thông thường, từ tháng 11, mặt hàng sắn lát sẽ về rất nhiều nhưng năm nay do giao thông không thuận lợi nên doanh nghiệp đi đường vòng qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Trị). Bên cạnh đó, các mặt hàng chủ lực nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo như: nước tăng lực Redbull, quặng, sắn lát... cũng sụt giảm rất mạnh nên ảnh hưởng lớn đến kết quả thu nộp ngân sách nhà nước của đơn vị” - ông Hoàng Trọng Vinh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chia sẻ.

Do đâu hàng hóa thông quan qua Cửa khẩu Cầu Treo giảm mạnh?

Lực lượng hải quan phối hợp với biên phòng kiểm tra, giám sát phương tiện xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Ông Lê Minh Đức - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nhấn mạnh: “Chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán sắp tới, đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo đó, chi cục đẩy mạnh áp dụng điện tử để rút ngắn thời gian thông quan cho doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong triển khai thủ tục thông quan... Hiện nay, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cũng đang đề xuất các cấp, ngành có kiến nghị đối với Chính phủ Lào về việc sửa chữa đường 8 đoạn qua tỉnh Bolikhămxay nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo".

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Chủ đề Thu ngân sách

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.