Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

(Baohatinh.vn) - Niềm đam mê mãnh liệt với hoa lan chính là nguồn động lực to lớn để doanh nhân trẻ Trần Đình Duẩn (SN 1990, trú thôn Đô Hành, xã Mỹ Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) quyết định rời phố về quê khởi nghiệp.

Video: Anh Trần Đình Duẩn chia sẻ về việc trồng lan.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Anh Trần Đình Duẩn (SN 1990, trú thôn Đô Hành, xã Mỹ Lộc, Can Lộc) có niềm đam mê mãnh liệt với hoa lan từ khi mới chỉ là cậu học sinh lớp 10.

Muốn thành công phải quyết đoán, táo bạo

Đồng hồ điểm gần 12h trưa, Trần Đình Duẩn vẫn miệt mài chỉnh trang từng góc nhỏ trong vườn lan Đại Nam.

Mở đầu câu chuyện về chặng hành trình của mình, anh chia sẻ, bản thân có niềm đam mê mãnh liệt và tình yêu rất lớn đối với hoa lan. Cách đây 16 năm, khi đang là học sinh lớp 10 Trường THPT Đồng Lộc, anh tình cờ biết đến lan và nhanh chóng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp vừa quyến rũ, vừa thanh tao của loài hoa “vương giả”.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh luôn dành thời gian tìm hiểu kinh nghiệm chơi lan qua sách báo và một số người quen. Kể từ đó, cậu học sinh luôn mơ ước, sau này, khi có điều kiện nhất định sẽ xây dựng một vườn lan cho riêng mình.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Vườn lan Đại Nam tại xã Mỹ Lộc - nơi anh Duẩn thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Tốt nghiệp THPT, Trần Đình Duẩn thi đỗ vào Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, chuyên ngành hàng hải. Tuy nhiên, sau một thời gian, chàng sinh viên trẻ đã đi tới quyết định trở về Hà Tĩnh khởi nghiệp bằng công việc kinh doanh.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Việc chăm sóc cho từng gốc lan được ông chủ trẻ thực hiện hết sức kỹ lưỡng, cẩn thận.

“Trong suy nghĩ của tôi, muốn thành công trước hết phải bắt đầu từ sự quyết đoán, táo bạo. Mặc dù không có được sự ủng hộ tại thời điểm đó nhưng tôi vẫn kiên trì thuyết phục, vận động người thân giúp đỡ về nguồn vốn, cùng với toàn bộ số tiền tiết kiệm được, tôi lên đường sang Trung Quốc tìm nguồn hàng” - anh Trần Đình Duẩn nhớ lại.

Gần 10 năm lăn lộn trên thương trường và nếm trải không ít lần thất bại nhưng anh vẫn chưa một lần nản chí. Sau thời gian dành trọn tâm huyết cho công việc kinh doanh, anh trở thành ông chủ của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và phát triển Sam Nghĩa (trụ sở tại đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh).

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Anh Trần Văn Nhật (thôn Nhật Tân) - nhân viên của vườn lan Đại Nam chăm chút cho từng giỏ lan.

Vậy nhưng, khi đã thành công với vai trò doanh nhân, anh Duẩn vẫn thường xuyên nuôi dưỡng niềm đam mê với hoa lan. Càng đi sâu tìm hiểu, anh càng nhận thấy đây là loài hoa đang được thị trường rất ưa chuộng. Năm 2021, ông chủ trẻ tiếp tục đưa ra quyết định “ngược đời”: bỏ phố về làng, xây dựng nhà vườn chuyên phân phối và trồng lan trên mảnh đất bố mẹ để lại.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Quá trình trồng và chăm sóc hoa lan phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như nhiệt độ, môi trường...

“Bạn bè bảo tôi khác người, đang sống giữa thành phố và đã có chỗ đứng trên thương trường lại bỏ về quê để bắt đầu từ con số 0, ngày ngày làm quen với công việc xúc đất, trồng cây. Nhưng quyết định này lại khiến tôi hạnh phúc, bởi lẽ, tôi được sống với đam mê của mình. Mỗi sáng thức dậy, tôi được tận hưởng không khí trong lành, được hòa mình vào thiên nhiên..." - anh Duẩn vui vẻ cho biết.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Vườn lan trong nhà lưới hiện có 1 vạn giò.

Dù đã hình dung ra rất nhiều khó khăn nhưng lúc bắt tay vào công việc, anh Duẩn mới thấy mọi thứ không hề dễ dàng. Ngay từ khi quyết định xây dựng nhà vườn, anh đã xác định nhân công sẽ hoàn toàn là nguồn nhân lực của địa phương. Tuy nhiên, cái khó ở đây là hoa lan còn xa lạ với bà con nông dân, họ chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận với kỹ thuật trồng loại cây cảnh đòi hỏi các yếu tố đặc thù này.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Lan phi điệp năm cánh trắng là loại hoa được anh Duẩn dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu.

Vì vậy, ông chủ trẻ phải dành rất nhiều thời gian ra Phú Thọ, Hải Phòng và vào một số tỉnh phía Nam để học hỏi mô hình trồng lan phi điệp năm cánh trắng, lan kiếm phan trí hoa vàng. Anh nghiên cứu, tìm tòi về thổ nhưỡng, khí hậu các vùng đất khác nhau để đưa ra cách chăm sóc tốt nhất cho “đứa con tinh thần”.

Thỏa niềm đam mê

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Anh Duẩn tự tin giới thiệu về cây lan của mình như nụ xanh cánh trắng, thân sạch...

Bằng số vốn tích lũy trong thời gian kinh doanh cùng kinh nghiệm dày dặn và tình yêu lớn với hoa lan, anh Duẩn đã kiến tạo vùng đất hoang sơ tại thôn Đô Hành, xã Mỹ Lộc trở thành nhà vườn trăm hoa đua nở. Tháng 7/2021, nhà vườn trồng lan quy mô lớn nhất xã chính thức ra đời.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Vườn lan Đại Nam được đầu tư hệ thống nhà lưới.

Trên tổng diện tích 1,5 ha, vườn lan Đại Nam được trồng các loài hoa lan trong nhà kính, hệ thống tưới nước tự động, khu vực ươm giống... Điểm nhấn của nhà vườn là 1 vạn giò lan phi điệp năm cánh trắng, lan kiếm phan trí hoa vàng. Với anh Duẩn, để vun đắp cho vườn lan của mình được đẹp đẽ và có giá trị hơn không có gì khác ngoài sự tận tâm, tận sức từng ngày một.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Người thân của anh Duẩn cũng tích cực hỗ trợ ông chủ trẻ tuổi chăm sóc vườn lan.

Bắt đầu từ tháng 12/2021, vườn lan Đại Nam chính thức mở bán cây giống. Với mức giá từ 1 triệu đến 25 triệu đồng/giò tùy từng loại lan thuộc phân khúc trung cấp và cao cấp, trung bình mỗi tháng, doanh thu từ lan trên dưới 200 triệu đồng. Đến nay, vườn lan đã xuất bán được trên 1 tỷ đồng, trong đó, một chủ vườn lan tại Đà Nẵng đã mua hơn 400 giò của anh Duẩn với mức giá gần 500 triệu đồng.

Anh Bùi Văn Hải bày tỏ sự ngưỡng mộ khi đến vườn lan Đại Nam.

Giới thiệu về từng giò lan của mình, anh Duẩn tự tin: “Mầm của cây xanh, sạch, không bị đen. Tùy thuộc vào từng loại, nụ lan sẽ có màu xanh cánh trắng hay nụ tím để ra cánh tím...”. Chứng kiến anh say sưa nói về lan, chúng tôi mới thấm thía được lý do vì sao anh lại quyết định táo bạo, mạnh dạn đến vậy.

Bí thư Huyện đoàn Can Lộc Nguyễn Thị Thủy cho biết: “Thành công bước đầu của mô hình vườn lan Đại Nam đã tạo thêm cơ hội để đoàn viên thanh niên trong toàn huyện tham quan, học hỏi; từ đó, góp phần nhân rộng, đẩy mạnh phong trào thanh niên khởi nghiệp. Thời gian tới, đoàn thanh niên sẽ tích cực đồng hành, hỗ trợ anh Trần Đình Duẩn trong việc kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ”.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Ngoài thị trường Hà Tĩnh, hoa lan của ông chủ 9X được người dân các tỉnh bạn như: Nghệ An, Quảng Bình ưa chuộng. Vườn lan hiện đang là nơi làm việc của 5 lao động thường xuyên với mức lương khá, từ 6-7 triệu đồng/tháng.

Theo anh Duẩn, là một loại hoa “quý tộc”, đa dạng về chủng loại và có vẻ đẹp tao nhã, hoa lan hiện là lựa chọn của rất nhiều người thưởng hoa từ thành thị đến nông thôn. Tùy điều kiện kinh tế, mỗi người có thể chọn mua vài giống lan phù hợp. Với người mới chơi lan chỉ nên mua cây có giá trị thấp, khi nào nắm vững kỹ thuật chăm sóc hoa mới mua loại lan quý và số lượng nhiều. Đặc biệt, người chơi nên tìm đến các vườn lan uy tín để mua hoa, như vậy thú chơi lan mới bền vững.

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Anh Duẩn mong muốn, vườn lan không chỉ tạo cảnh quan đặc sắc, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn là điểm du lịch trải nghiệm của người dân.

Ngoài lan, anh Duẩn còn trồng các loại hoa hồng. Hơn 20.000 chậu hồng thường xuyên khoe sắc với mức giá bình quân từ 70.000 - 350.000/chậu gồm 43 loại hồng ngoại, hồng cổ Huế, cổ Sapa, hồng bạch xếp...

Doanh nhân trẻ rời phố về làng khởi nghiệp từ vườn lan

Nói về dự định của mình, ông chủ 9X mong muốn sẽ phát triển nơi đây trở thành khu du lịch trải nghiệm mới mẻ và ý nghĩa, bản thân anh sẽ không ngừng học hỏi để sưu tầm và nhân giống được nhiều loại lan hơn nữa nhằm tạo sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham quan, chơi hoa của thị trường. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ khi đến với vườn lan không chỉ được chia sẻ kỹ thuật trồng mà còn được truyền cảm hứng để khởi nghiệp, vươn lên làm giàu từ chính ý chí và sự mạnh dạn của mình.

Vườn lan Đại Nam của anh Trần Đình Duẩn không chỉ tạo cảnh quan đặc sắc cho vùng trà sơn Can Lộc, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn là điểm du lịch trải nghiệm hứa hẹn đầy hấp dẫn đối với người dân.

Vườn lan đã minh chứng cho tư duy táo bạo, dám nghĩ, dám làm của anh Duẩn để từ đó lan tỏa động lực, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Chúng tôi hy vọng, bên cạnh việc góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, mô hình này sẽ mang lại hiệu quả ý nghĩa về mặt xã hội.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống