Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Miếu thờ Đức Ngư Ông ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có hàng trăm ngôi mộ cá. Gặp cá Ông lụy (chết) trong những lần đi biển hoặc dạt vào bờ đều được ngư dân chôn cất bằng nghi lễ tôn kính nhất…

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Miếu thờ Đức Ngư Ông ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) - nơi có nghĩa địa cá Ông với hàng trăm ngôi mộ

Ông Nguyễn Hữu Phương - Trưởng ban lễ nghi đền, miếu xã Cẩm Nhượng cho biết: Tục thờ cúng cá Ông tương truyền được biết đến từ thời Nguyễn với các câu chuyện liên quan tới việc cá Ông cứu mạng Vua Gia Long Nguyễn Ánh khi chạy trốn quân Tây Sơn. Khi thắng trận, Vua Gia Long đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng, sắc phong.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Miếu thờ Đức Ngư Ông được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2013

Theo ông Phương thì ngày xưa, thuyền nhỏ nên với ngư dân xã Cẩm Nhượng ra khơi gặp lốc tố mịt mù, hiểm nguy là điều khó tránh khỏi, nhưng với niềm tin vào sự giúp đỡ của cá Ông nên ngư dân yên tâm dong thuyền đi đánh bắt thủy hải sản.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Hữu Phương - Trưởng ban lễ nghi đền, miếu xã Cẩm Nhượng thường xuyên đến chăm sóc miếu thờ Đức Ngư Ông

Cá Ông được ngư dân xem là vị thần bảo trợ tinh thần cho các ngư dân. Nhiều câu chuyện cá Ông cứu người được ngư dân lưu giữ, truyền tai nhau mang màu sắc ly kỳ, huyền bí...

Ví như giữa lúc giông tố mù trời, chính loài cá Ông thường xuất hiện để đưa ngư dân cũng như thuyền bè vào bờ an toàn. Ở xã Cẩm Nhượng, miếu thờ Đức Ngư Ông được người dân lập cách đây gần 300 năm.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Chiếc kiệu rước có tuổi đời hàng trăm năm vẫn được người dân xã Cẩm Nhượng lưu giữ

Bao đời nay, mỗi khi gặp xác cá Ông trên biển hoặc xác cá Ông dạt vào bờ, ngư dân xã Cẩm Nhượng đều tổ chức chôn cất cẩn thận.

Theo phong tục, người chủ tàu, thuyền phát hiện Ông “lụy” được coi là người con trai cả của Ông. Dù đang đánh bắt ở đâu, khi phát hiện Ông “lụy”, ngư dân cũng phải tìm cách đưa Ông vào bờ để làm đám tang.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Hai Ông “lụy” bờ được ngư dân phát hiện và làm lễ mai táng vào đầu năm 2019

Khi đưa xác Ông vào bờ, chủ tàu, thuyền phải báo cho Ban quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông và chính quyền địa phương để làm các thủ tục mai táng.

Khi đưa Ông vào bờ, việc đầu tiên là tắm rửa cho Ông sạch sẽ bằng rượu, quấn vải đỏ rồi đặt Ông lên bàn trong miếu thờ để làm lễ. Các nghi lễ mai táng Ông được Ban Quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông và chủ tàu, thuyền thực hiện như chôn cất một con người.

Khoảng 3 năm sau khi chôn, chủ tàu, thuyền sẽ làm lễ cải táng cho Ông, lúc này mới mãn tang.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Khu mộ cá Ông sau khi cải táng được quy tập

Ông Phương cho biết: Sau khi mai táng Đức Ông, người chủ tàu, thuyền phải chịu tang Ông, làm các nghi thức cúng cùng 3, 49, 100 ngày, giỗ đầu…

Lễ cúng cá Ông cũng đơn giản hơn, người dân làm bình thường như cúng người thân trong nhà.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Khu nghĩa trang cá Ông là nơi ngư dân thường xuyên tới thắp hương trước khi đi biển

Ngoài ra, vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng, chủ tàu, thuyền đều ra mộ và mang theo lễ vật là rượu, trầu cau, hoa, trái cây, nhang dâng lên Ông, mong Ông phù hộ sức khỏe, bình an.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Trên mỗi ngôi mộ đều được gắn bia ghi ngày mất của Đức Ông

Ông Phương bảo, miếu thờ Đức Ngư Ông Cẩm Nhượng là nơi có số lượng Ông tìm về “lụy” nhiều nhất ở dọc bãi ngang Hà Tĩnh. Ngư dân miền biển cho rằng, chuyện cá Ông dạt vào bờ là một điềm lành cho làng biển. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, có năm cả chục Ông “lụy” bờ.

“Tuy nhiên, nguyên nhân khiến Ông “lụy” bờ nhiều một phần do ngư dân sử dụng một số phương tiện, ngư cụ có tính hủy diệt”, ông Phương chia sẻ.

Hằng năm, cứ vào 8/4 âm lịch, xã Cẩm Nhượng tổ chức lễ cầu ngư; ngày 12/8 và 25/10 âm lịch là ngày kỵ Đức Ngư Ông.

Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Lễ hội cầu Ngư của ngư dân Cẩm Nhượng

Từ một sinh vật khổng lồ sống dưới biển khơi, cá voi được huyền thoại hóa qua chuyện cứu người gặp nạn trên biển và trở thành vật linh thiêng đối với người đi biển ở Cẩm Nhượng.

Việc thờ cá Ông đối với ngư dân là trách nhiệm và bổn phận và cũng là một cách đền ơn đáp nghĩa theo luật nhân quả.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.