Đón nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Lê Hữu Vượng

(Baohatinh.vn) - UBND xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) và dòng họ Lê Hữu long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Lê Hữu Vượng.

Đón nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Lê Hữu Vượng

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh trao bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho địa phương và đại diện dòng họ Lê Hữu.

Lê Hữu Vượng là chí sỹ xuất thân trong một gia đình Nho gia và có tinh thần thượng võ. Bản thân ông là người thông minh, có sức khỏe hơn người lại đam mê văn võ, từng thi đỗ cử nhân võ, khoa Bính Tý (1876) tại Trường thi Nghệ An.

Sau khi thi đỗ cử nhân, Lê Hữu Vượng tham gia quân đội Nhà Nguyễn và được triều đình bổ nhiệm chức đội trưởng đội 3 vệ phấn vũ tỉnh Nghệ An. Nhờ có tài thao lược, lại am hiểu nhân tình thế thái nên ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngày càng thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

Đón nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Lê Hữu Vượng

Đông đảo người dân cùng con cháu dòng họ Lê Hữu rước bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Năm 1881, ông được Vua Tự Đức phong chức chánh đội trưởng, hai năm sau, ông được thăng chức phó quân cơ cơ trung uy và được điều ra Bắc Ninh làm việc.

Đứng trước nạn giặc ngoại xâm và để đề phòng bất trắc liên lụy đến gia đình và dòng họ, Lê Hữu Vượng về quê cùng với các bậc có uy tín trong dòng họ, đã đổi tên từ họ Lê Hữu sang Lê Xuân, rồi cùng chú ruột là Lê Tính và một số người dân đi ra bắc gia nhập nghĩa quân Bãi Sậy (1883 – 1892) do Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật và Nguyễn Thiện Kế lãnh đạo.

Vốn là một quan võ có tài và năng lực chỉ huy nên ông được chủ tướng Nguyễn Thiện Thuật tin tưởng và giao cho trọng trách chỉ huy một đạo quân. Tướng quân Lê Hữu Vượng đã chiến đấu dũng cảm và lập được nhiều chiến công ở các huyện quanh thành Hà Nội.

Tháng 7 năm 1889, Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày; phong trào yêu nước của Nhân dân ta dần lắng xuống. Nhiều tướng lĩnh của nghĩa quân hy sinh, nhiều trận đánh bị thất bại, tình thế lâm nguy nhưng một số tướng quân vẫn duy trì cuộc chiến.

Đến giữa năm 1892, dưới sự chỉ huy của Tướng quân Lê Hữu Vượng, một cánh quân đã bí mật mở đường máu về vùng biển Hải Phòng để đi vào đằng trong. Tuy nhiên, kế hoạch bị lộ, quân Pháp bao vây đàn áp, tướng quân Lê Hữu Vượng đã chiến đấu và hy sinh anh dũng vào ngày 10 tháng 6 năm Nhâm Thìn (1892).

Sự hy sinh của ông và nghĩa quân Bãi Sậy đã để lại niềm thương tiếc vô hạn cho Nhân dân trong vùng.

Đón nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Lê Hữu Vượng

Đền thờ Lê Hữu Vượng tại xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên.

Di tích Đền thờ Lê Hữu Vượng vừa là nơi thờ tự Tướng quân Lê Hữu Vượng, vừa là nơi lưu giữ các sắc phong, lệnh chỉ bằng chữ hán của Triều Nguyễn phong cho ông.

Hiện nay, huyện Cẩm Xuyên có 39 di tích được xếp hạng; trong đó, xã Yên Hòa có 5 di tích. Địa phương đang nghiên cứu các giải pháp để phát huy hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tạo thành tua tuyến thăm quan học tập của người dân.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống