Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Xuân mới đang ùa về, bản làng miền biên viễn Phú Lâm (xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cũng rộn ràng, tươi vui. Nơi đây, đồng bào dân tộc Lào Thưng cùng cư dân bản địa đã dệt nên cuộc sống đoàn kết, ấm no, đủ đầy...

Tình người neo đậu

Cách đây hơn 80 mùa xuân, có một cặp vợ chồng ở bộ tộc Lào Thưng của nước bạn Lào tìm đến miền biên viễn Phú Lâm, xã Phú Gia rồi quyết định ở lại “sinh cơ lập nghiệp” tại vùng đất có sản vật trù phú, cuộc sống thanh bình và luôn thấm đẫm tình người này.

Đến nơi ở mới, họ đã được bao bọc bởi núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, được nuôi dưỡng mạch nguồn đất đai màu mỡ của Phú Lâm, được các cư dân bản địa giúp đỡ và được Đảng, Nhà nước che chở, chăm lo... Vì vậy, giờ đây, họ đã phát triển thành một cộng đồng đông đúc, sinh sống thuận hòa trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Bài học quan trọng nhất trong những giờ ngoại khóa của học sinh tiểu học ở bản Phú Lâm là những câu chuyện về tình đoàn kết Việt - Lào, là cội nguồn của dân tộc Lào Thưng.

Những ngày cuối năm này, khi cây ngô đã tốt, ruộng lúa đã cấy xong, vườn cam đã chín mọng đang chờ ngày thu hái, ông Lê Văn Hòe (Nai Hòe) lại có thời gian rảnh rỗi để kể cho con cháu, họ hàng mình nghe về gốc tích, cội nguồn của dân tộc Lào Thưng ở bản Phú Lâm.

Qua lời kể của ông, khoảng những năm 1940, lúc đó những người Lào Thưng ở đất nước Chăm Pa bị thực dân Pháp, phát xít Nhật áp bức, truy diệt nên nhiều người trong bộ tộc phải thường xuyên trốn chạy sang khu vực biên giới Việt Nam lánh nạn.

Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Thời gian thư thả ngày cuối năm là lúc ông Lê Văn Hòe nhắc nhở cội nguồn cho mấy đứa cháu nội và gọi điện về Lào để hỏi thăm tình hình sức khỏe người thân vì dịch bệnh không thể sang thăm.

Sau mỗi đợt bình yên, tình hình tạm lắng thì đại đa số người chạy nạn đều quay về bản quán để sinh sống. Duy nhất chỉ có duy nhất vợ chồng ông Nai Mèo và bà Nai Sinh (ông bà nội của Nai Hòe) đã quyết định ở lại để an cư, lạc nghiệp, duy trì giống nòi.

Từ “hạt giống” đầu tiên ấy, những người con dân tộc Lào Thưng ở Phú Lâm đã lần lượt sinh ra được 5 thế hệ, trở thành một cộng đồng khá đông đúc, hội nhập tốt và không ngừng vươn lên, lớn mạnh về mọi mặt.

Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Con em dân tộc Lào Thưng xúng xính trong những bộ quần áo đồng phục mới, vui cùng bạn bè đồng trang lứa đến trường trên những con đường khang trang.

Ông Lê Văn Hòe (57 tuổi) cho biết thêm: “Ông bà nội tôi là người Lào chính gốc sang đây lập nghiệp và sinh được 3 người con là bố tôi và 1 chú, 1 cô. Tôi là thế hệ thứ 3 của người Lào Thưng ở đây và cũng là tộc trưởng của dòng họ Nai (cả ở Việt Nam lẫn Lào); vợ chồng tôi có 4 con, 5 cháu nội đều sinh sống quây quần quanh đây. Và rất mừng là các hộ đồng bào dân tộc Lào Thưng ở đây đều giống gia đình tôi, có con cháu ngày càng đông đúc và có cuộc sống khấm khá, no đủ. Mọi người đều không quên nguồn cội nhưng vẫn luôn yêu quê hương hiện tại của mình, có ý thức cao trong xây dựng bản làng vui tươi và nếp sống mới”.

Video: Ông Lê Văn Hòe (Nai Hòe) chăm sóc đàn lợn, đàn gà phục vụ tết

Bà Lê Thị Sen (tên Lào là Nai Sen, 57 tuổi) chia sẻ: “Tuy vẫn còn nhung nhớ về mặt cội nguồn, thỉnh thoảng có qua lại nơi bản quán ở huyện Na Kai, tỉnh Khăm Muộn (Lào) thăm thân, anh em bên đó cũng luôn giang rộng vòng tay đón về nhưng chúng tôi đã coi Phú Lâm là “nơi chôn nhau, cắt rốn” của mình. Các thế hệ con, cháu của chúng tôi cũng vậy, trong suy nghĩ và tình cảm của chúng chỉ muốn ở lại đây sinh sống, làm ăn, phát triển".

Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Từ tên tuổi của con cháu đến các nếp sống thường ngày, các phong tục tập quán cơ bản của người Lào Thưng đều hầu như đã thuần Việt. (Ảnh: Bà Lê Thị Sen chuẩn bị lá dong để gói bánh chưng đón tết cổ truyền).

Sức xuân nơi biên viễn

Đón tết cổ truyền năm nay, khắp sơn thôn Phú Lâm rực rỡ cờ hoa, xóm làng sạch đẹp thay cho quang cảnh núi rừng mù mịt, lau lách um tùm. Những con đường mòn lầy lội đã hóa mình thành những tuyến đường nhựa, đường bê tông to rộng chạy khắp chân đồi, thôn xóm. Cuộc sống đói nghèo, lạc hậu trước đây cũng được thay thế bằng sự sung túc, đủ đầy trong mỗi nếp nhà kiên cố, ruộng lúa tốt tươi, nương ngô xanh rờn, chuồng trại đầy vật nuôi, vườn đồi đầy quả ngọt...

Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Không chỉ có ngô sắn đầy bồ, lúa đầy sập mà ông Lê Văn Hòe còn có 10 ha rừng trồng, 16 con trâu bò, 250 gốc cam, 200 gốc bưởi, hàng chục con lợn ri..., mỗi năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Đặc biệt, đón tết năm nay, hộ gia đình ở vùng biên giới như hộ ông Ngô Xuân Kim, Nguyễn Văn Thuận, Lê Văn Hòe, Lê Văn Báu, Ngô Văn Sơn, Ngô Văn Thuận… sẽ mổ lợn, giết gà ăn tết to vì con cái thành đạt, mua được ô tô, làm nhà đẹp, sắm sửa nhiều tiện nghi hay chăn nuôi phát triển, làm ăn khấm khá...

Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Chí thú làm ăn, biết tích lũy nên anh Lê Văn Báu (bên phải) trở thành một trong những người khá giả trong thôn, vừa mua ô tô hơn 800 triệu đồng.

Anh Lê Văn Báu chia sẻ: “Bà con chúng tôi cảm ở Đảng, cảm ơn Nhà nước nhiều lắm. Được chăm lo cho để có điện, có đường, được chia đất rừng, cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật… khiến chúng tôi phải lo nghĩ mà làm ăn cho tốt, không được làm điều phi pháp. Không chỉ biết làm ăn giỏi, chúng tôi đã biết tiết kiệm tốt, mỗi ngày làm được 3 bát cơm thì chỉ dùng một nửa, số còn lại để dành. Riêng gia đình tôi, năm nay, nhờ cam sai quả, gia súc nhiều, gà nhanh lớn, vốn tích góp nhiều năm được tăng lên nên đã mua xe ô tô hơn 800 triệu đồng để đi chơi tết và phục vụ cuộc sống sinh hoạt của gia đình”.

Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Tuy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, phải học lớp ghép, nhưng các cháu từ 6 - 11 tuổi ở bản Phú Lâm luôn được chăm lo dạy dỗ, rèn đức, luyện tài.

Tương tự, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuận và chị Lê Thị Anh cũng phấn khởi, hạnh phúc hơn khi đón xuân mới. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm không ngưng nghỉ, năm nay, gia đình anh thu nhập từ chăn nuôi và vườn đồi được 250 triệu đồng, đủ để trang trải cuộc sống thường ngày và có của ăn, của để. Đáng khen hơn khi anh Thuận - chị Anh là người đầu tiên của đồng bào Lào Thưng ở Phú Lâm có 2 con ăn học đại học…

Video: Trưởng thôn Phú Lâm nói về sự chung tay xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của bà con Lào Thưng

Thôn Phú Lâm có 121 hộ/427 nhân khẩu, trong đó có 63 hộ/277 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Lào Thưng. Thời gian qua, cùng với sự nỗ lực không ngưng nghỉ của bà con cư dân nơi biên giới và sự quan tâm, giúp đỡ thường xuyên của các cấp, các ngành nên bộ mặt thôn biên giới ngày càng khởi sắc về mọi mặt, có cuộc sống no ấm, thôn bản bình yên, làm ăn khấm khá.

Xuân mới này, bình quân thu nhập đầu người của bà con đạt gần 50 triệu đồng/người/năm, có hàng chục hộ có kinh tế khá, chỉ còn 4 hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội. Thôn Phú Lâm đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu, hiện đang chờ đánh giá, công nhận.

Ông Ngô Xuân Kim – Trưởng thôn Phú Lâm
Đồng bào dân tộc Lào Thưng xây cuộc sống mới nơi biên viễn Hà Tĩnh

Quân y Đồn Biên phòng Phú Gia đến tận nhà thăm hỏi tình hình, thăm khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho người già cả, ốm đau ở Phú Lâm.

Thượng tá Phan Duy Vị - Chính trị viên Đồn Biên phòng Phú Gia cho biết thêm: “Chúng tôi luôn gắn nhiệm vụ bảo vệ biên giới với công tác chăm lo, giúp đỡ cho Nhân dân biên giới nói chung và đồng bào dân tộc Lào trên địa bàn đóng quân nói riêng để bà con ngày càng tiến bộ, có cuộc sống ngày càng ấm no, đón xuân mới trong đủ đầy. Chúng tôi cũng đã biến các cư dân nơi biên giới này trở thành những hạt nhân tích cực nhất trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, là cầu nối quan trọng trong vun đắp tình đoàn kết Việt - Lào, là yếu tố quan trọng để xây dựng tuyến biên giới Phú Gia hòa bình, hữu nghị và phát triển”.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.