Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

(Baohatinh.vn) - Sau khi giành giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cô trò Trường THPT Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang nỗ lực chuẩn bị đưa văn hóa dân tộc Chứt ra Thủ đô với đề tài "Học sinh THPT Phúc Trạch với việc bảo tồn và phát triển dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh".

Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

Đề tài "Học sinh THPT Phúc Trạch với việc bảo tồn và phát triển dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh" giành giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và được lựa chọn tham dự cuộc thi cấp quốc gia tại Hà Nội vào tháng 3/2019

Em Nguyễn Thị Lê Na, lớp 12A1 Trường THPT Phúc Trạch (Hương Khê) cho biết: “Qua những chuyến công tác hè tình nguyện ở bản Rào Tre, trực tiếp giúp đỡ, tiếp xúc với người dân nơi đây, chúng em thấy rằng nhiều nét bản sắc văn hóa đang dần bị mai một, lãng quên. Dân tộc Chứt đang tồn tại ở Hà Tĩnh nhưng thực tế khi được hỏi, rất nhiều người vẫn không biết về dân tộc này. Ý tưởng giới thiệu với cộng đồng trong và ngoài tỉnh về dân tộc Chứt trên các phương diện đã được hình thành từ đó“.

Được sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo Lê Thị Thu Trang - giáo viên môn Giáo dục công dân, đề tài của Lê Na và Anh Tuấn, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Phúc Trạch bắt đầu được khởi động từ tháng 6/2018. Những ngày hè, cô trò lại miệt mài trên cung đường vào bản để sưu tầm các vật dụng phục vụ sinh hoạt đời thường và trong đời sống văn hóa tinh thần của bà con.

Làm quen với nếp sinh hoạt của người dân và qua dòng hoài niệm của họ về những ngày tháng sống hoang dã giữa núi rừng, cô trò ngày càng hiểu để tái hiện một cách khá chi tiết về những phong tục, tập quán của bộ tộc Lá vàng.

Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

Góc văn hóa dân tộc Chứt tại trường luôn thu hút đông đảo học sinh tham gia

Cô Lê Thị Thu Trang cho biết: Thêm một thuận lợi với chúng tôi, đó là ý tưởng đề tài được sự ủng hộ tuyệt đối của Viện Dân tộc học Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài ra "Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh" cũng đang được tập trung triển khai càng làm cho cô trò chúng tôi có thêm quyết tâm để làm sao quảng bá những nét độc đáo trong đời sống văn hóa của người Chứt đến với cộng đồng.

Việc bảo tồn văn hóa của dân tộc Chứt của học sinh và giáo viên Trường THPT Phúc Trạch không chỉ dừng lại ở hoạt động sưu tầm các vật dụng của người dân như quần áo, gùi, giỏ, oi, khèn gắn liền với những phong tục tập quán sinh sống, lễ hội... mà còn được thực hiện qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, quảng bá tại trường học.

Đưa văn hóa dân tộc Chứt ra... Thủ đô

Nhóm tác giải giới thiệu về dân tộc Chứt qua những sản phẩm cho các bạn tại Trường THPT Phúc Trạch

Góc văn hóa của dân tộc Chứt tại trường học được xây dựng và hoạt đông khá sôi nổi; việc quảng bá cho học sinh về các nét độc đáo của dân tộc Chút được triển khai thường xuyên trên trang www.banraotre.com, trang facebook “Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Chứt Hà Tĩnh” của nhóm thực hiện đề tài. Hiện nay, trang facebook này đã thu hút hơn 2 ngàn thành viên tham gia.

Đề tài của cô trò Trường THPT Phúc Trạch với góc nhìn nhân văn, sự chi tiết, tỉ mẩn trong nghiên cứu và cách quảng bá đã giành giải nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn tỉnh một cách thuyết phục. Ước mơ đưa đời sống văn hóa tinh thần của người Chứt ra để giới thiệu, quảng bá ngay ở Thủ đô của nhóm giáo viên, học sinh đang tiến dần đến hiện thực.

Hưởng ứng Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học, từ năm 2012- 2013 đến nay, Trường THPT Phúc Trạch đã có 624 ý tưởng dự thi vòng sơ khảo, trong đó có 58 ý tưởng được chọn dự thi vòng trình bày sản phẩm cấp trường; 16 ý tưởng được lựa chọn tham gia cuộc thi cấp tỉnh, trong đó có 14 ý tưởng đoạt giải (2 giải nhất, 5 giải nhì, 3 giải ba, 4 giải khuyến khích).

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.