Đức Thọ phấn đấu xây dựng 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu trong năm 2022

(Baohatinh.vn) - 5 tháng đầu năm 2022, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã huy động toàn dân xây dựng gần 7 km đường GTNT, 2,3 km giao thông nội đồng, 4,59 km mương thoát nước khu dân cư, xây dựng 88 vườn mẫu đạt chuẩn.

Đức Thọ phấn đấu xây dựng 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu trong năm 2022

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Chiều 26/5, huyện Đức Thọ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả xây dựng NTM 5 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, các địa phương trên địa bàn huyện Đức Thọ đã xây dựng được 38,38 km bồn hoa, hàng rào xanh; trồng 3.689 cây bóng mát; chỉnh trang, cải tạo 1.010 vườn hộ, 310 vườn tạp; sắp xếp chỉnh trang nhà cửa 6.600 hộ; di dời, làm mới 517 công trình phụ trợ, 224 công trình chăn nuôi; lắp đặt 353 bể xử lý nước thải sinh hoạt, 13 hố xử lý rác hữu cơ...

Đức Thọ phấn đấu xây dựng 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu trong năm 2022

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Đức Thọ báo cáo kết quả xây dựng NTM 5 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới

Đối với chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm sản phẩm (OCOP), toàn huyện có 18 ý tưởng tham gia xây dựng sản phẩm OCOP năm 2022, đã lựa chọn được 9 ý tưởng sản phẩm có khả thi trình tỉnh thẩm định.

Đến nay, Đức Thọ có 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Tùng Ảnh); 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Thanh Bình Thịnh, Bùi La Nhân, Yên Hồ, Lâm Trung Thủy, Tân Hương), các xã còn lại duy trì bền vững 20 tiêu chí xã NTM.

Năm 2022, Đức Thọ phấn đấu xây dựng 6 xã đạt NTM nâng cao gồm: Đức Lạng, Hòa lạc, Tân Dân, Trường Sơn, Liên minh và Quang Vĩnh; 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu gồm: Yên Hồ, Lâm Trung Thủy, Thanh Bình Thịnh.

Đức Thọ phấn đấu xây dựng 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu trong năm 2022

Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng Trần Xuân Thạch: Các địa phương khẩn trương nhận xi măng theo chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh để xây dựng đường GTNT, giao thông nội đồng và kênh mương.

Đối với mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, đến nay đã có 3/9 tiêu chí đạt chuẩn, còn lại 6 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, giao thông, y tế - văn hóa - giáo dục, kinh tế, môi trường và chất lượng môi trường sống.

Thời gian tới, Đức Thọ tập trung một số giải pháp như: tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh; lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án; xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện giai đoạn 2021 - 2025; đa dạng hóa hình thức đầu tư như: nguồn ngân sách nhà nước; nguồn đóng góp, hỗ trợ từ Nhân dân; vận dụng nguồn vốn con em xa quê cộng với phát huy tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thiết thực, sát với thực tế.

Đức Thọ phấn đấu xây dựng 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu trong năm 2022

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Quang Tuấn kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Quang Tuấn đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện cần phải sát sao hơn nữa với các địa phương nhằm nắm bắt kịp thời những vướng mắc, khó khăn tại cơ sở để từ đó có phương án hỗ trợ, giúp đỡ và tháo gỡ kịp thời, từng bước cùng với địa phương hoàn thành các tiêu chí một cách vững chắc nhất.

Đối với 9 xã phấn đấu đạt chuẩn kiểu mẫu, nâng cao trong năm nay, cần căn cứ khung kế hoạch để cân đối, huy động nguồn lực; vận động Nhân dân triển khai thực hiện các nội dung, tiêu chí. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, những nội dung, tiêu chí dễ cần ưu tiên thực hiện trước.

Cùng đó, vận động Nhân dân hiến đất, hiến tài sản để mở rộng đường giao thông; lắp đặt các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt; chỉnh trang các khu trung tâm thôn; xây dựng tour/tuyến tham quan…

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),