“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

(Baohatinh.vn) - Từ nghề truyền thống của gia đình, bà Đặng Thị Luận (SN 1971) - Giám đốc HTX thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng (Kỳ Ninh - TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công thương hiệu nước mắm của riêng mình, giúp ngư dân tiêu thụ hải sản, tạo việc làm cho nhiều lao động vùng biển.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

Bà Đặng Thị Luận khởi nghiệp thành công với nghề chế biến nước mắm gia truyền

Khởi nghiệp từ nghề gia truyền

Sinh ra ở vùng Lạch Khẩu - vùng đất của nghề đánh bắt và chế biến thuỷ sản của xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), từ nhỏ, bà Đặng Thị Luận đã quá quen thuộc với cảnh người dân trong làng tự muối nước mắm để sử dụng. Lớn lên, được bố truyền nghề, bà Luận bắt đầu ấp ủ khát vọng xây dựng và phát triển thương hiệu nước mắm làm từ đặc sản cá cơm của vùng biển Kỳ Ninh.

Bà Đặng Thị Luận chia sẻ: “Năm 23 tuổi, sau khi lấy chồng, tôi bắt đầu hành trình khởi nghiệp với nghề chế biến nước mắm cá cơm. Ban đầu, tôi chỉ muối vài chục chum nước mắm rồi đem đi bán khắp các chợ truyền thống. Giai đoạn này cực kỳ khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, chưa có thị trường tiêu thụ, song, không vì thế mà tôi nản lòng. Mỗi lần giao hàng xong, được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

Nước mắm Luận Nghiệp được sản xuất từ cá cơm do ngư dân xã Kỳ Ninh đánh bắt được

Bước ngoặt trong hành trình khởi nghiệp của bà Đặng Thị Luận là năm 2016, thời điểm bà đứng ra thành lập Hợp tác xã (HTX) Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng (thuộc thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh).

Lúc bấy giờ, được chính quyền địa phương hỗ trợ, bà Luận cùng 7 thành viên khác góp vốn sản xuất kinh doanh. Thành lập vào thời điểm Hà Tĩnh xảy ra sự cố môi trường biển, chưa kịp gây dựng cơ sở lớn mạnh thì mọi hoạt động của HTX gần như bị "đóng băng”. Không bỏ cuộc, năm 2018, bà Luận kiên trì gây dựng lại HTX và xây dựng thành công thương hiệu nước mắm Luận Nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao vào năm 2019.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

Tham gia sản phẩm OCOP, nước mắm Luận Nghiệp được đóng chai với mẫu mã bao bì đẹp mắt

Tham gia chương trình OCOP, HTX Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất, hướng đến sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại cuộc thi đánh giá về xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020, nước mắm Luận Nghiệp đã “trình làng” loại nước mắm thượng hạng với 34 độ đạm và đã đạt tiêu chuẩn 4 sao.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

Để làm nên thương hiệu nước mắm thượng hạng OCOP 4 sao, bà Đặng Thị Luận phải rất dày công, tỉ mẩn trong các khâu chế biến

Chia sẻ bí kíp làm nên thương hiệu nước mắm Luận Nghiệp, bà Đặng Thị Luận bật mí: “Để có nước mắm thượng hạng, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao thì phải kỳ công từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến quy trình chế biến. Nguyên liệu phải tuyệt đối tươi ngon và muối vào đầu năm để đón nắng. Hơn nữa, phải được hong phơi, đảo thường xuyên, thời gian muối phải trên 2 năm. Cá có thể muối bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng để nước mắm thơm ngon, màu sắc đẹp... thì nên từ các tháng 2, 3, 4. Bởi, giai đoạn này thời tiết thuận lợi, ngư dân đánh bắt được nhiều nên nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao. Hơn nữa, nắng nóng kéo dài dễ hong phơi nên nhanh chín và ngon”.

Hành trình vươn xa

Xây dựng thành công thương hiệu nước mắm OCOP 4 sao, HTX Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng như có chiếc “vé thông hành” để mở rộng thị trường và phát triển sản xuất kinh doanh.

Đến thời điểm hiện tại, bà Đặng Thị Luận đã phát triển cơ sở sản xuất lên 600 chum sành để muối nước mắm thủ công và 6 bồn muối theo hệ thống năng lượng mặt trời do Sở KH&CN Hà Tĩnh chuyển giao. Mỗi năm, đơn vị thu mua khoảng 100 tấn cá cơm để chế biến khoảng 50.000 lít nước mắm các loại.

Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng nước mắm, HTX cũng đặc biệt đầu tư khâu thiết kế mẫu mã tem mác để tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

Mỗi chum nước mắm đều được ghi ngày sản xuất, số tàu để theo dõi chất lượng sản phẩm

Ngoài sản phẩm nước mắm thương hiệu Luận Nghiệp nổi tiếng trong và ngoài tỉnh, HTX còn chế biến ruốc mặn, sứa muối, cá mờm rim lạc... rất được khách hàng ưa chuộng. HTX cũng thu mua hàng chục tấn cá tươi, cá khô trên địa bàn xã Kỳ Ninh rồi cấp cho các tỉnh lân cận.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

HTX thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng thu mua cá khô cho bà con ngư dân trong vùng

Chị Lê Thị Hiền ở thôn Tam Hải, xã Kỳ Ninh chia sẻ: “Trước đây, khi chưa có HTX Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng, sản phẩm đánh bắt được của ngư dân chúng tôi tiêu thụ bấp bênh. HTX ra đời, chúng tôi không còn phải lo lắng việc tiêu thụ sản phẩm nữa, giá cả thu mua cũng cao hơn so với việc người dân tự đem hải sản đánh bắt được ra chợ bán”.

Với đa dạng về loại hình kinh doanh, phong phú về sản phẩm, doanh thu mỗi năm của HTX đạt khoảng trên 6 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ với mức lương từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

HTX thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu năm 2022, HTX đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở sản xuất mới tại thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh. Trên diện tích hơn 1ha, HTX đang từng bước hoàn thiện hạ tầng, đầu tư hệ thống máy móc để sản xuất nước mắm bằng hệ thống năng lượng mặt trời nhằm giải phóng sức lao động và giảm giá thành sản phẩm. Khi đi vào hoạt động, sản lượng cá cơm tiêu thụ để sản xuất nước mắm dự kiến lên tới 500 tấn/năm.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

Xã Kỳ Ninh hiện có hơn 200 tàu thuyền các loại tham gia đánh bắt, khai thác biển

Ông Hoàng Trung Thông - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh chia sẻ: “Bà Đặng Thị Luận không chỉ phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu nước mắm truyền thống riêng cho địa phương mà còn tạo nhiều việc làm cho con em xã nhà. HTX cũng bao tiêu hải sản cho ngư dân, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển hơn”.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

.

“Được khách khen nước mắm ngon là tôi lại có thêm động lực để gắn bó với nghề”

2 cơ sở sản xuất của HTX Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng ở xã Kỳ Ninh

Với thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất và đóng góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới, bà Đặng Thị Luận được Hội Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020; HTX Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng được Bộ NN&PTNT tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020…

Quan trọng hơn, sản phẩm nước mắm của bà chủ miền biển được người tiêu dùng tin chọn, khẳng định thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của Hà Tĩnh trên thị trường cả nước.

Chủ đề NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM

Chủ đề DOANH NHÂN HÀ TĨNH

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…