Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Gặt hái nhiều “mùa vàng” trên cánh đồng “gieo chữ”, cô Phạm Thị Phương Lê - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý - Nhà giáo ưu tú.

Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh

“Danh hiệu Nhà giáo ưu tú là động lực để tôi cống hiến nhiều hơn nữa” - Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Phương Lê

Gặt những mùa vàng

Tin cô giáo Phạm Thị Phương Lê được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đã trở thành niềm vui của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong những ngày qua. Dẫu vậy, điều đó cũng không quá bất ngờ khi suốt nhiều năm qua họ đã chứng kiến những thành tích mà cô Phương Lê đạt được trên lĩnh vực giảng dạy cũng như công tác quản lý.

Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh

Diện mạo khang trang của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ

Hơn 27 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Phương Lê dành trọn tâm huyết cho niềm đam mê nghề giáo mà mẹ cô truyền lại. Là người con quê hương Yên Hồ (Đức Thọ), cô Lê luôn cảm thấy may mắn khi suốt từ khi tốt nghiệp Trường Trung học sư phạm Hà Tĩnh (nay là Trường Đại học Hà Tĩnh) - năm 1993 - đến nay luôn được gắn bó với quê hương. Dù là khi mới chân ướt chân ráo dạy học ở Trường Tiểu học Liên Minh (Đức Thọ) hay khi đã được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng (năm 1998) rồi Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ (năm 2012), ngọn lửa đam mê nghề nghiệp luôn cháy sáng trong tâm tư người giáo viên ấy.

“Làm thế nào để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương Đức Thọ là tâm niệm của tôi. Chính vì vậy, tôi chưa bao giờ chịu bằng lòng với những gì mình có. Tôi luôn tự nhủ mình phải phấn đấu để trở thành một người giáo viên giỏi” - cô Phương Lê chia sẻ.

Những tìm tòi, sáng tạo, nỗ lực không ngừng đã mang đến nhiều giải thưởng cao quý cho cô giáo Phương Lê. Trong đó, nổi bật nhất là: giải Nhì giáo viên giỏi quốc gia năm học 2003 - 2004; giải Nhất Hội thi Cán bộ quán lý giáo dục giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học 2012 - 2013...; được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và một số tổ chức khác... tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh

Cô Phạm Thị Phương Lê (ngoài cùng bên trái) đại diện nhà trường nhận Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc do Bộ VH-TT&DL chứng nhận năm 2020. Ảnh: Tư liệu

Cô Phạm Thị Phương Lê còn trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng cho hàng trăm học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh và quốc gia; hỗ trợ, bồi dưỡng cho hàng chục giáo viên giỏi huyện, tỉnh và quốc gia; có 17 sáng kiến kinh nghiệm và đề tài khoa học được các cấp công nhận.

Đặc biệt, cô Phương Lê đã dẫn dắt Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ đạt nhiều thành tích xuất sắc như: Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT năm 2015; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2016; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2018; Cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2019.

Gần đây nhất, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ vinh dự là 1 trong 15 tập thể của cả nước được Bộ VH-TT&DL tặng giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2020...

Cô Thái Thị Vân Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ chia sẻ: “Không chỉ tâm huyết, quyết liệt trong công việc, cô Phương Lê là người luôn hy sinh lợi ích bản thân cho tập thể. Thậm chí, trong nhiều trường hợp cô còn tự bỏ tiền túi hoặc vay mượn người thân để mua sắm trang thiết bị và xây dựng các công trình phục vụ việc dạy học. Tâm huyết đó khiến tập thể 44 cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết và nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ”.

Ước mơ xây dựng “ngôi trường hạnh phúc”

Trước năm 2013, cơ sở vật chất của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Phòng học thiếu, thiết bị dạy học nghèo nàn... đã tác động không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Trong tình hình đó, ngay sau khi nhận nhiệm vụ hiệu trưởng, cô Phạm Thị Phương Lê đã tham mưu với chính quyền, kiên trì vận động Nhân dân để mở rộng khuôn viên trường, xây thêm phòng học, nhà ăn bán trú, khu nhà đa chức năng, sân chơi thể thao, thư viện...

Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh

Cô Phạm Thị Phương Lê (trái) cùng đồng nghiệp khảo sát khu vườn sinh thái của trường.

Đến nay, Trường tiểu học thị trấn Đức Thọ có 28 phòng học tiện nghi; 1 khu nhà đa chức năng, nhà ăn bán trú phục vụ 500 suất ăn, sân bóng chuyền, bóng đá, vườn hoa, sân trường rộng rãi... Đặc biệt, Cô Phương Lê đã vận động, xây dựng thư viện xanh và thư viện thân thiện, góp phần phát triển văn hoá đọc cho học sinh.

Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh

Giờ đọc sách tại thư viện thân thiện của học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ.

Ông Trần Viết Hiền - Hội trưởng Hội phụ huynh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ cho biết: “Chúng tôi rất vui khi con mình được học ở một ngôi trường khang trang, đầy đủ tiện nghi và nhất là các cô thầy tận tâm với nghề, với trò. Chúng tôi hiểu, người dẫn đường có vai trò rất quan trọng trong thành quả đó và luôn thầm cám ơn cô giáo Phương Lê”.

Không chỉ hết lòng vì công việc, cô Phạm Thị Phương Lê còn định hướng cho tập thể giáo viên và học sinh nhà trường hướng tới một môi trường giáo dục nhân văn. Hằng năm, công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ đều có những hoạt động nhân ái chia sẻ với cộng đồng. Thông qua đó, góp phần giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, thương nòi.

Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh

Cô Phạm Thị Phương Lê (ngoài cùng bên phải) tặng quà cho phụ huynh và học sinh dân tộc Chứt, Trường Tiểu học Hương Liên (Hương Khê) trong dịp tết năm 2019. Ảnh do nhà trường cung cấp.

Nói về tương lai, Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Phương Lê bày tỏ: “Khao khát của tôi là xây dựng một ngôi trường hạnh phúc. Ở đó, tất cả học sinh đều được chăm sóc và dạy học một cách tốt nhất. Ở đó tất cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Danh hiệu Nhà giáo ưu tú do Nhà nước trao tặng là niềm vinh dự, tự hào và cũng là động lực để tôi nỗ lực hơn nữa trong sự nghiệp trồng người”.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...