Lan tỏa y đức trong “gia đình bác sỹ” ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nhân hậu, ân cần với bệnh nhân là y đức sáng ngời mà Thầy thuốc ưu tú Phan Thanh Minh và vợ là y sỹ Nguyễn Thị Cẩm Mai (tổ dân phố 5, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) luôn cùng 11 y, bác sỹ trong gia đình mình xây dựng và duy trì.

Lan tỏa y đức trong “gia đình bác sỹ” ở Hà Tĩnh

Thầy thuốc ưu tú Phan Thanh Minh và y sỹ Nguyễn Thị Cẩm Mai

Thầy thuốc ưu tú Phan Thanh Minh (SN 1958), nguyên Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Ông nội tôi là đảng viên 1930-1931, bố tôi là liệt sỹ chống Mỹ còn mẹ là y sỹ Nguyễn Thị Đệ - nguyên Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thạch Quý (cũ). Từ nhỏ, nghề nghiệp mà tôi mơ ước là trở thành chiến sỹ áo xanh như bố hoặc “chiến sỹ áo trắng” như mẹ. Khi lớn lên, đất nước đã giải phóng nên tôi chọn đi theo ngành y. Tôi luôn tâm niệm cứu chữa bệnh cho Nhân dân cũng là một cách cống hiến cho đất nước”.

Lan tỏa y đức trong “gia đình bác sỹ” ở Hà Tĩnh

Thầy thuốc ưu tú Phan Thanh Minh: “Tôi luôn tâm niệm, cứu chữa bệnh cho Nhân dân cũng là một cách cống hiến cho đất nước”.

Năm 1983, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Bình, ông Phan Thanh Minh được điều về công tác tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh. Suốt nhiều năm, kinh qua nhiều vị trí và trải qua các khóa đào tạo chuyên môn, ông Phan Thanh Minh trở thành một trong những bác sỹ cao cấp đầu tiên của Hà Tĩnh. Ông cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Thầy thuốc ưu tú. Năm 2017, ông Minh nghỉ hưu và hiện được mời làm Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (TTH) Hà Tĩnh.

Trong suốt quá trình cống hiến cho ngành y, bác sỹ Phan Thanh Minh đã xử lý nhiều ca bệnh khó, được giới y khoa trong nước và nước ngoài ghi nhận. Tiêu biểu là ca mổ năm 2017, cứu cả mẹ lẫn con sản phụ 42 tuổi chửa ngoài dạ con ở tuần thứ 39. Trên thế giới ghi nhận ca mổ thành công đối với trường hợp này là thai phụ mang thai ở tuần thứ 29. Nói về kỳ tích này, ông Minh chia sẻ: “Đó là món quà quý giá mà tôi nhận được trước khi về hưu”.

Lan tỏa y đức trong “gia đình bác sỹ” ở Hà Tĩnh

Bác sỹ Phan Thanh Minh (bên trái) chủ trì một ca mổ gần đây tại Bệnh viện quốc tế Vinh - Nghệ An. Ảnh: NVCC

Vợ bác sỹ Phan Thanh Minh là y sỹ Nguyễn Thị Cẩm Mai (SN 1963, nguyên Phó Trưởng phòng Tổ chức, BVĐK tỉnh). Bà Mai sinh ra trong một gia đình có bố là bác sỹ Nguyễn Lương Ký (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Y tế Nghệ Tĩnh), mẹ là bà Đỗ Thị Huyền Diệu - nguyên là nữ hộ sinh BVĐK thành phố Hà Tĩnh. Tiếp nối truyền thống gia đình, 4 chị em bà Mai đều trở thành y, bác sỹ làm nhiệm vụ chữa bệnh cứu người.

Hiện tại, gia đình nội, ngoại của ông Phan Thanh Minh và bà Nguyễn Thị Cẩm Mai có 11 người đã và đang công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh. Riêng vợ chồng ông bà có con gái và con rể đang công tác tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh.

Lan tỏa y đức trong “gia đình bác sỹ” ở Hà Tĩnh

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng Thầy thuốc ưu tú Phan Thanh Minh và y sỹ Nguyễn Thị Cẩm Mai.

Nói về gia đình mình, chị Phan Uyên Chi - con gái bác sỹ Phan Thanh Minh, hiện công tác tại BVĐK tỉnh chia sẻ: “Từ nhỏ, tôi đã quen với công việc thức khuya, dậy sớm của bố mẹ. Đặc biệt, mỗi lần chứng kiến gia đình bệnh nhân vui mừng, hạnh phúc khi được bố tôi cứu sống, tôi càng có thêm động lực phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ những người làm công việc chữa bệnh cứu người”.

Lan tỏa y đức trong “gia đình bác sỹ” ở Hà Tĩnh

Dù đã nghỉ hưu nhưng Bác sỹ Phan Thanh Minh vẫn tiếp tục cống hiến. (Trong ảnh: Bác sỹ Phan Thanh Minh trao đổi chuyên môn với đội ngũ bác sỹ trẻ ở Bệnh viện TTH).

Đối với bác sỹ Nguyễn Huy Hoàng (Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình - bỏng, BVĐK tỉnh), bác sỹ Phan Thanh Minh vừa là bố vợ nhưng cũng là người thầy dìu dắt anh trưởng thành khi về làm việc tại bệnh viện. Đặc biệt, tấm lòng nhân ái của ông đối với bệnh nhân nghèo là bài học sâu sắc đối với anh khi thực hiện công việc của một bác sỹ.

Anh Hoàng bộc bạch: “Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi trở thành thành viên của một gia đình có nhiều người công tác trong ngành y. Sự nỗ lực phát triển trong nghề của bố mẹ vợ tôi và sự trau dồi y đức của các thành viên trong gia đình luôn là tấm gương sáng để thế hệ chúng tôi và con cháu noi theo”.

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.