Đường thôn “hết đát”, người dân xóm núi Hà Tĩnh cơ khổ!

(Baohatinh.vn) - Đường mấp mô, chỗ lồi chỗ lõm và sau mỗi trận mưa, nước đọng thành những hõm sâu. Thực trạng này đang diễn ra tại tuyến đường thôn Hợp Trùa, xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh).

Video: Người dân thôn Hợp Trùa cơ khổ đi trên đường xuống cấp

Tuyến đường thôn Hợp Trùa được làm từ năm 2001, với chiều dài hơn 1 km. Qua nhiều năm sử dụng, hiện tại, tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng.

Ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa, nước đọng ở các ổ trâu, ổ gà, nhiều chỗ đường mấp mô, nếu di chuyển không cẩn thận rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Đường thôn “hết đát”, người dân xóm núi Hà Tĩnh cơ khổ!

Tuyến đường thôn Hợp Trùa xuống cấp gần 1 năm nay nhưng không được tu sửa

Anh Phạm Duy Mạnh (thôn Hợp Trùa) cho biết: “Đây được xem là tuyến đường huyết mạch của bà con chúng tôi để đi ra các vùng lân cận. Tuy nhiên, gần 1 năm nay, tuyến đường bị xuống cấp nghiêm trọng. Trời nắng thì bụi mù mịt, cả ngày không dám mở cửa nhà. Sau một cơn mưa, mặt đường đầy rẫy các vũng nước đọng lại, mọi hoạt động sản xuất của người dân đều bị ảnh hưởng”.

Đường thôn “hết đát”, người dân xóm núi Hà Tĩnh cơ khổ!

Anh Pham Duy Mạnh chỉ về những vũng nước còn đọng lại sau trận mưa ngày 2/8.

Đường thôn “hết đát”, người dân xóm núi Hà Tĩnh cơ khổ!

Những vũng nước “bẫy” người đi đường.

Cũng theo anh Mạnh, nguyên nhân làm tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng là do giữa năm 2019, xe tải chở vật liệu xây dựng đập Khe Thuộc trên địa bàn thôn hoạt động ngày đêm, khiến mặt đường bị cày nát.

Vất vả nhất vẫn là các em học sinh, mỗi buổi đến lớp đi qua đoạn đường này áo quần đều bị lấm lem. Chưa kể, thỉnh thoảng anh lại phải chở người đi băng bó vết thương do bị té ngã.

Đường thôn “hết đát”, người dân xóm núi Hà Tĩnh cơ khổ!

Tại nhiều đoạn, lề đường bị sạt lở nghiêm trọng.

Bà Nguyễn Thị Nguyên (thôn Hợp Trùa) bức xúc: "Người dân nhiều lần phản ánh tại các kỳ tiếp xúc cử tri, tuy nhiên, mọi việc vẫn dẫm chân tại chỗ, người dân chúng tôi hằng ngày vẫn phải chịu khổ bởi con đường “hết đát” này”.

Đường thôn “hết đát”, người dân xóm núi Hà Tĩnh cơ khổ!

Nhiều đoạn trên tuyến đường “trồi lên, trụt xuống” tạo thành những sống trâu

Bà Nguyên cũng cho biết thêm, thi thoảng tuyến đường được dắm vá bằng đất hoặc đá dăm, tuy nhiên, tuyến đường chỉ “lành lặn” được ít bữa rồi đâu lại vào đấy.

Ông Đoàn Quang Vinh - Trưởng thôn Hợp Trùa cho biết: “Thôn có 91 hộ, với gần 450 nhân khẩu. Tuyến đường này được xem là đường huyết mạch để đến trung tâm xã và các vùng lân cận nên mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện qua lại. Gần 1 năm nay, đường ngày càng xuống cấp. Người dân trong thôn đã nhiều năm đề xuất các cấp chính quyền sớm nâng cấp, làm mới tuyến đường nhưng mong mỏi đó đến nay vẫn chưa được thực hiện”.

Đường thôn “hết đát”, người dân xóm núi Hà Tĩnh cơ khổ!

Sau mỗi trận mưa, những mảng đất được dắm vá tạm bợ bị xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Minh - Đoàn Ngọc Lương cho biết thêm: "Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường xuống cấp nghiêm trọng là do cuối tháng 6/2019, Ban quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 có ký cam kết sử dụng đường thôn Hợp Trùa để vận chuyển vật liệu xây dựng đập Khe Thuộc và đến tháng 12/2019 sẽ làm lại đường để hoàn trả cho thôn.

Tuy nhiên, đến nay, đơn vị này vẫn chưa làm lại đường cho người dân thôn Hợp Trùa, mặc dù công trình đập Khe Thuộc đã thi công xong và thời gian ký kết hoàn trả đường đã quá hạn gần 1 năm nay".

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.