(Baohatinh.vn) - Lễ phát động ở phường Kỳ Long (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhằm nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của Nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần khống chế, đẩy lùi dịch bệnh.
Vừa qua, phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh đã tổ chức lễ phát động toàn dân ra quân vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/bọ gậy, phòng chống dịch sốt xuất huyết với gần 500 người dân tham gia.
Ngành chức năng giám sát dịch tể, diệt lăng quăng, bọ gậy.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận 19.803 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 3 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 số ca mắc giảm 38%, tử vong giảm 6 ca. Tại Hà Tĩnh mới chỉ ghi nhận 4 ca rải rác ở các huyện trong tỉnh.
Vì thế, với khẩu hiệu “không có loăng quăng/bọ gậy, không có sốt xuất huyết”, lễ phát động được tổ chức nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân cùng tham gia vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy, tạo phong trào rộng rãi trong toàn phường. Đây cũng là dịp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, từ đó làm thay đổi hành vi, ý thức của người dân về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh, khống chế không để dịch sốt xuất huyết xảy ra trên địa bàn.
Sau lễ phát động, người dân ra quân vệ sinh môi trường.
Sau lễ phát động, lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể và người dân địa phương đã đồng loạt tham gia tổng vệ sinh, lật úp, thu gom các dụng cụ chứa nước như chai, lọ, chum, vại, lốp xe.… nhằm ngăn chặn sự sinh sản, phát triển của muỗi.
Thông qua chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của Nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần khống chế, đẩy lùi dịch bệnh.
Diệt lăng quăng/bọ gậy để muỗi không có môi trường sinh sản và phát triển là cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất, đơn giản nhất. Để công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn có hiệu quả, mỗi hộ gia đình hàng tuần hãy dành 30 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng/bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thau rửa, đậy nắp kín bể, các vật dụng chứa nước, thả cá, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết và thu gom dụng cụ phế thải để tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy.
Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh
Quá trình thực hiện bệnh án điện tử, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn. Trong đó, chi phí CNTT chưa được kết cấu vào giá dịch vụ khám chữa bệnh là rào cản lớn.
Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách tra cứu số đăng ký và mẫu nhãn thuốc đã được cấp phép nhằm xác định rõ nguồn gốc thuốc. Thông tin được Báo Hà Tĩnh đăng tải giúp người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc an toàn và hợp pháp.
"Bộ Y tế yêu cầu rà soát dùng sữa trong bệnh viện. Sử dụng từ khi nào, cho ai, nếu có vấn đề về sức khỏe liên quan dùng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh".
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Y tế Hà Tĩnh đã vượt lên gian khó, trở thành chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến và hậu phương, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, việc người dân tự ý mua thuốc không theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sỹ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Công tác dân số ở thành phố Hà Tĩnh được triển khai tích cực, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng dân số và thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bộ Y tế, chiều nay (13/4) cho biết, hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Hơn 30 năm cống hiến cho nghề y, bác sỹ Phạm Thị Hồng Lam - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã ghi dấu ấn bằng trình độ chuyên môn và lòng nhiệt huyết.
Ca phẫu thuật được tiến hành trong 4 giờ. Sau 2 tuần cấy ghép, bệnh nhân đi lại sinh hoạt cá nhân hoàn toàn ổn định, đang được hướng dẫn theo các quy trình chăm sóc chuyên môn để sẵn sàng xuất viện.
Ngày 10/4/2025, tại Kuala Lumpur - Malaysia, Vinmec được vinh danh là “Hệ thống y tế của năm” và “Đổi mới công nghệ y tế của năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.
Thông qua kết nối, kêu gọi của huyện Hương Sơn, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đã hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện 11 máy chạy thận nhân tạo với tổng trị giá 5 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tinh thần chung là triển khai thực hiện sắp xếp bộ máy nhưng không làm ảnh hưởng đến thực hiện chức năng nhiệm vụ, đặc biệt trong công tác khám chữa bệnh.
Việc kết nối với bệnh viện tuyến trên đang là ưu tiên hàng đầu của các cơ sở y tế tuyến huyện ở Hà Tĩnh nhằm từng bước nâng cao năng lực cho các bác sỹ trong chẩn đoán, điều trị.
Trong đợt cao điểm này, Hà Tĩnh kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.
Theo đề xuất của ngành Y tế Hà Tĩnh, việc thành lập hệ thống cấp cứu ngoại viện sẽ gắn liền với các bệnh viện/trung tâm y tế và trung tâm điều hành đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp nghi mắc sởi.
Khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm ngay tại tuyến y tế cơ sở ở Hà Tĩnh giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị, nâng cao chất lượng dân số.
Không chỉ là một cán bộ quản lý giỏi, chị Cao Thị Chiến còn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo của ngành Dược Hà Tĩnh.
Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...