Gần 80 tỷ đồng bảo tồn kho tàng di sản văn hóa dưới chân núi Hồng

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, bằng các phương thức xã hội hóa hiệu quả, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã tranh thủ được nguồn lực để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.

Nằm trên dãy núi Ngàn Hống, TX Hồng Lĩnh sở hữu khá nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với 21 di tích được công nhận, hàng chục di tích đang được thống kê làm hồ sơ để xếp hạng.

Gần 80 tỷ đồng bảo tồn kho tàng di sản văn hóa dưới chân núi Hồng

Kinh đô Ngàn Hống và một số hạng mục của chùa Đại Hùng được tiến hành xây dựng, hoàn thiện từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

Phần lớn những di tích chưa được công nhận đều là phế tích, xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo vệ khẩn cấp. Bằng kế hoạch cụ thể, bài bản, phương thức huy động hiệu quả, TX Hồng Lĩnh đã có được những kết quả khả quan.

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Hồng Lĩnh Đặng Quang Vinh cho biết: “Năm 2019, chúng tôi đã huy động được gần 80 tỷ đồng cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn. Trong đó, 10 tỷ đồng xây dựng, tôn tạo khu di tích Đại Hùng; 46 tỷ đồng làm đường đi lên khu di tích danh thắng Chùa Hang, cũng vừa là đường dân sinh phục vụ người dân; gần 13 tỷ đồng trùng tu Đền Cả đợt 3 và hơn 10 tỷ đồng hỗ trợ hoạt động các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.”

Gần 80 tỷ đồng bảo tồn kho tàng di sản văn hóa dưới chân núi Hồng

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ở chùa Đại Hùng hàng năm được tổ chức trang trọng, là dịp để người dân tỏ lòng thành kính với tổ tiên (Ảnh Giang Nam).

Để có được kết quả đáng ghi nhận đó, chính quyền và ngành văn hóa Hồng Lĩnh đã thực hiện khá tốt việc quản lý di sản, huy động sự vào cuộc của cộng đồng xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Kiểm kê số liệu các di sản trên địa bàn là công việc đầu tiên mà các cấp, ngành cần tiến hành khi lên kế hoạch bảo tồn di sản. Đây là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, công sức và cả tâm huyết của những nhà nghiên cứu, sưu tầm. Sau khi sưu tầm, các di sản được đánh giá, phân loại để xác định mức kinh phí cần đầu tư khôi phục và phương thức bảo tồn.

Cùng với đó, việc sưu tầm các tư liệu truyền miệng, tư liệu thành văn liên quan đến di sản cũng được tiến hành hết sức bài bản nhằm định hình loại hình di tích. Từ đó, có kế hoạch kêu gọi các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và nhân dân đóng góp kinh phí, chung tay bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Gần 80 tỷ đồng bảo tồn kho tàng di sản văn hóa dưới chân núi Hồng

Đền Cả - Đinh đô Quan Hoàng Mười (phường Trung Lương) được đầu tư hàng chục tỷ đồng trùng tu

Bên cạnh việc quan tâm phục dựng di sản văn hóa vật thể thì loại hình văn hóa phi vật thể cũng được địa phương quan tâm bảo tồn. Ngoài 6 CLB dân ca ví, giặm đã được thành lập và đang nhận được sự hỗ trợ để hoạt động, tháng 9/2019, CLB Bảo tồn di sản hát chầu văn và nghi lễ hầu đồng phường Trung Lương cũng đã được thành lập.

Đồng thầy Phạm Quang Hồng – thủ nhang Đền Cả - Chủ nhiệm CLB Bảo tồn di sản hát chầu văn và nghi lễ hầu đồng phường Trung Lương cho biết: “Dù mới được thành lập nhưng đến nay, CLB đã có hơn 140 thành viên, sinh hoạt thường xuyên và hiệu quả. CLB cũng được các mạnh thường quân, người dân đóng góp kinh phí hỗ trợ để duy trì hoạt động”.

Gần 80 tỷ đồng bảo tồn kho tàng di sản văn hóa dưới chân núi Hồng

Di sản hát chầu văn và nghi lễ hầu đồng được quan tâm bảo tồn (Trong ảnh: Đồng thầy Phạm Quang Hồng biểu diễn giá hầu Ông Hoàng Mười tại Liên hoan thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ tại Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười tháng 10/2019, ảnh: Giang Nam).

Trao đổi về kế hoạch bảo tồn, phát huy di sản thời gian tới, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin TX Hồng Lĩnh Đặng Quang Vinh cho biết, địa phương đã phê duyệt quy hoạch một số di tích như chùa Thiên Tượng, Long Đàm; nộp hồ sơ quy hoạch di tích chùa Đại Hùng; di tích Đền Cả và một số di tích khác cũng đang được địa phương tiến hành hoàn tất hồ sơ quy hoạch để xin phê duyệt.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, ý thức trong bảo tồn di sản, thực hành văn hóa tín ngưỡng cho các đơn vị, tổ chức, người dân. Đồng thời, kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để bảo tồn kho tàng di sản văn hóa của cha ông.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.