Gia đình cách mạng mẫu mực ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tự hào với truyền thống cách mạng, gia đình ông Lê Văn Tấu (SN 1942, thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gìn giữ, phát huy và truyền dạy cho con cháu những giá trị tinh thần tốt đẹp.

Gia đình cách mạng mẫu mực ở Hà Tĩnh

Ông Lê Văn Tấu thường kể những câu chuyện về truyền thống gia đình để con cháu giữ gìn và phát huy.

Ông Lê Văn Tấu là con trai cả của cụ Lê Văn Phúc (SN 1922, mất 2007) - một cán bộ tiền khởi nghĩa tiêu biểu và là một nhà hoạt động cách mạng sôi nổi lúc bấy giờ. Theo lời ông Tấu, khi còn trẻ, cụ Lê Văn Phúc là người có tướng mạo sáng sủa, hào sảng và được học hành bài bản. Năm ông Tấu lên 3 tuổi, cụ Phúc đã được Nhân dân địa phương cử làm “Thủ lĩnh thanh niên cứu quốc” tuần hành toàn xã, chuẩn bị cho việc thành lập chính quyền ở địa phương.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, cụ Phúc được tín nhiệm và giữ nhiều vị trí công tác quan trọng như: Bí thư Đoàn thanh niên xã, Ủy viên HĐND xã, Trưởng ban Tuyên huấn Ban Chấp hành Thanh niên huyện, Hội thẩm Nhân dân Tòa án nhân dân huyện…, đóng góp lớn cho phong trào cách mạng của địa phương.

Gia đình cách mạng mẫu mực ở Hà Tĩnh

Cụ Lê Văn Phúc từng nhận nhiều huân chương, giấy khen của Nhà nước, các cấp, ngành

Suốt nhiều năm công tác, cụ Lê Văn Phúc đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Huân chương Kháng chiến hạng Ba trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành.

Ông Tấu chia sẻ: “Niềm tin vào cách mạng của cha tôi là tấm gương để con cháu noi theo. Trong số 6 người con của mình, cụ có 2 người con xung phong lên đường nhập ngũ, 1 người tham gia thanh niên xung phong, 3 người làm nghề giáo. Tất cả đều tận tâm đóng góp cho đất nước”.

Là con trai cả trong gia đình, ông Lê Văn Tấu đã sớm xung phong lên đường nhập ngũ và hành quân vào chiến trường B từ năm 1968. Trong quá trình tham gia chiến đấu, ông bị sức ép của bom làm bị thương và phải lui về hậu phương an dưỡng. Với những công lao của mình, ông Tấu đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.

Gia đình cách mạng mẫu mực ở Hà Tĩnh

Trở về địa phương, ông Lê Văn Tấu luôn gương mẫu trong công tác và cuộc sống

Trở về địa phương, ông Lê Văn Tấu nhận công tác tại Lâm trường Chúc A (Hương Khê), Chi cục Thuế Cẩm Xuyên. Dù ở vị trí nào, ông cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nỗ lực nuôi dạy 4 người con ăn học nên người, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già yếu.

“Tôi luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, gương mẫu trong công tác và cuộc sống thường ngày. Tôi cũng thường xuyên kể cho các con cháu của mình về những năm tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc, đặc biệt là các mẩu chuyện về cuộc đời cách mạng của cha tôi cũng như của chính bản thân trong những ngày kháng chiến” - ông Tấu chia sẻ.

Gia đình cách mạng mẫu mực ở Hà Tĩnh

Con cháu chăm chỉ, ngoan ngoãn, luôn biết hướng về nguồn cội là niềm tự hào của gia đình ông Lê Văn Tấu.

Tự hào vì sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng, các con của ông Lê Văn Tấu đều chăm chỉ, học hành bài bản, tạo dựng cuộc sống ổn định và công tác tại cơ quan, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành. Nhiều người cháu đã học hành đỗ đạt, theo học các ngành nghề giáo viên, công nghệ thông tin… tại các trường đại học.

Tới nay đã gần 80 tuổi, ông Tấu vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn, thường xuyên chăm sóc vườn tược và xem truyền hình, đọc báo để nắm bắt thông tin thời sự. Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo, luôn biết hướng về nguồn cội là niềm tự hào của gia đình ông Lê Văn Tấu.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.