Giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng 10%

Viện phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHT) được điều chỉnh tăng khoảng 10%, trong đó giá một lần khám tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I là 42.100 đồng.

Khung giá này được áp dụng từ ngày 17/11, theo Thông tư 22 vừa được Bộ Y tế ban hành điều chỉnh phí khám chữa bệnh sau hơn 4 tháng lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng. Khoảng 2.000 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá lần này, trong đó có dịch vụ tăng giá nhiều như phí khám chữa bệnh, giá giường nằm, một số dịch tăng giá ít như chụp X-quang...

Theo đó, giá khám bệnh BHYT tại bệnh viện hạng đặc biệt như Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Trung ương Thái Nguyên, Trung ương Quân đội 108, tăng từ 38.700 đồng lên 42.100 đồng. Trạm y tế xã thay đổi giá khám bệnh từ 27.500 lên 30.100 đồng. Trung bình mức tăng ở các hạng bệnh viện từ 2.600-3.400 đồng một lượt khám, tức khoảng 10% so với giá cũ.

Giá ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu cũng tăng theo từng hạng bệnh viện từ 30.000 đến 50.000 đồng. Ví dụ, giá giường nằm ở bệnh viện hạng đặc biệt tăng lên 509.400 đồng, bệnh viện hạng I là 474.700 đồng, hạng II 359.200 đồng. Giá xét nghiệm và kỹ thuật của hơn 1.900 dịch vụ cũng tăng, như giá siêu âm tăng từ 43.900 đồng lên 49.300 đồng.

Trong khi đó, chi phí chụp X-quang tăng 3.000 đồng, chụp CT 32 dãy có thuốc cản quang tăng 11.000 đồng một lượt.

Khung giá khám chữa bệnh được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tối thiểu. Hồi tháng 7, Bộ Y tế cho biết nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng 9%, trong đó chi phí do điều chỉnh lương cơ sở kết cấu vào giá chiếm 5%, còn lại là chi phí quản lý.

Về tác động của điều chỉnh này, Bộ Y tế cho biết các nhóm có thẻ BHYT là người nghèo, dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100%, không bị ảnh hưởng. Với các nhóm phải đồng chi trả 20% hay 5%, khoản tăng thêm không nhiều và họ có khả năng chi trả vì thu nhập tăng theo lương cơ sở.

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết hiện người bệnh phải tự trả khoảng 40% chi phí khám, chữa bệnh, số còn lại từ BHYT. Ông Thuấn hy vọng giá dịch vụ y tế điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ sẽ từng bước giảm chi “tiền túi” của người dân. “Việc tính đúng giá dịch vụ y tế là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân, bệnh viện và cán bộ y tế”, Thứ trưởng nói.

Giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng 10%

Trẻ em điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2, quận 1, TP HCM, tháng 7/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Đầu năm 2023, Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh gồm nhiều loại chi phí khác nhau cộng lại. Đó là chi phí nhân công (tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp theo lương và phụ cấp của cán bộ y tế); chi phí trực tiếp gồm thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng vụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng khám chữa bệnh, khấu hao thiết bị, cũng được tính vào giá dịch vụ khám chữa bệnh; chi phí quản lý như duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Các loại chi phí này được cộng lại nhằm giải quyết vấn đề “tính đúng, tính đủ”giá khám chữa bệnh mà thời gian qua nhiều bệnh viện phản ánh “lạc hậu”. Ví dụ, Bệnh viện Bạch Mai thu phí một lượt siêu âm là 43.900 đồng không đủ để chi trả hao mòn máy móc, chưa tính tới tiền nhân công. Bệnh nhân đông, nguồn thu bệnh viện vẫn eo hẹp, rất khó khăn khi phải cân bằng thu, chi, không giữ chân được y bác sĩ.

Theo VNE

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.