Giải bài toán “tắc” lạch Cửa Sót: Đã đến lúc tính đến xã hội hóa?!

(Baohatinh.vn) - Chi hàng trăm tỉ khơi thông luồng lạch ở cảng Cửa Sót, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nhưng rồi sau mỗi dự án, việc bồi lắng lại tiếp tục diễn ra. Để đảm bảo tính bền vững, nên chăng triển khai theo mô hình xã hội hóa?.

Luồng lạch tái bồi lấp, cản trở tàu thuyền vào - ra

Đúng ra thì hơn 4h30 sáng, anh Trần Thông cùng nhóm thợ lặn 6 người ở tổ dân phố Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) phải xuất phát để kịp đến ngư trường đánh bắt. Nhưng hôm nay, thủy triều xuống, luồng lạch ở cảng Cửa Sót bị bồi lấp nên con tàu 90CV không thể ra khơi đúng lịch trình. Dẫu rất suốt ruột nhưng không còn cách nào khác, cả nhóm bạn nghề phải chờ đến gần 7h thủy triều lên, luồng lạch an toàn mới có thể thẳng tàu ra biển.

Giải bài toán “tắc” lạch Cửa Sót: Đã đến lúc tính đến xã hội hóa?!

Tất cả các tàu dạ công suất lớn phải cắt bớt thời gian sản xuất trên biển để về cập cảng trước 4h sáng - tránh thủy triều xuống, luồng lạch không thể vào - ra.

Cách đó không xa, tàu dạ TH19553 cũng rơi vào tình cảnh bất lợi tương tự. Cập cảng vào khung thời gian 4h30 - 5h sáng sẽ rất thuận lợi vì hải sản tươi sống, dễ tiêu thụ nhưng vì lo thủy triều xuống thấp, không thể vào cảng nên tàu TH19553 phải chấp nhận cắt bớt thời gian đánh bắt để về bến sớm hơn vài giờ đồng hồ…

Giải bài toán “tắc” lạch Cửa Sót: Đã đến lúc tính đến xã hội hóa?!

Dù mới thực hiện xong dự án nạo vét, khơi thông trị giá 141 tỷ đồng nhưng giữa lòng Cửa Sót đã sớm bồi lắng trở lại, những cồn cát dài nổi lên cao, nối tiếp nhau, khiến tàu thuyền đi lại khó khăn, nhất là vào đêm tối, sáng sớm

Ông Bùi Tuấn Sơn – Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh thông tin: “Mỗi năm, ở cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim) có 18.000 - 20.000 lượt tàu thuyền ra vào (60 - 70% có công suất lớn) mang về 8.000 - 9.000 tấn hải sản và tiếp nhận gần 3.000 tấn hàng hóa khác. Vì vậy, việc luồng lạch bị bồi lấp, tàu thuyền phụ thuộc vào triều cường không chỉ gây mất an toàn, tác động xấu đến sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của ngư dân mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành của đơn vị”.

Nạo vét xong lại đầy, vốn ngân sách khó kham nổi

Năm 2014, trước yêu cầu bức bách của tình trạng bồi lấp luồng lạch, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2633/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 về việc phê duyệt Dự án nạo vét và chỉnh trị luồng vào cảng neo đậu tránh trú bão Cửa Sót.

Dự án được triển khai từ ngày 15/6/2016 đến ngày 30/12/2019 với tổng mức đầu tư 141 tỷ đồng. Thế nhưng, sau gần 8 tháng dự án kết thúc, luồng lạch ở đây đã nhanh chóng bị bùn cát bồi lấp trở lại, hiệu quả dự án không được phát huy lâu dài.

Giải bài toán “tắc” lạch Cửa Sót: Đã đến lúc tính đến xã hội hóa?!

Việc tàu công suất lớn ra vào cảng phụ thuộc hoàn toàn vào thủy triều đang gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tâm lý của ngư dân (Ảnh: các tàu đánh cá công suất lớn đang phân loại hải sản để bán)

Theo kết quả “Thí nghiệm mô hình thủy lực, hải văn thuộc Dự án nạo vét và chỉnh trị luồng vào cảng neo đậu tránh trú bão Cửa Sót” của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thì "lượng bùn, cát bồi lắng cần nạo vét ở đây ước tính gần 100.000 m3/năm" và được bồi tụ qua nhiều năm nên tổng khối lượng rất lớn, kéo dài theo cửa lạch khoảng 2km.

Trong khi đó, lượng cát mà dự án vừa mới kết thúc sau 3 năm nạo hút được chỉ hơn 1 triệu m3, lượng bùn cát bồi lắng ở cửa lạch vẫn còn nhiều. Có nghĩa là, nếu việc nạo vét không được tiến hành thường xuyên, liên tục thì sau ít năm, luồng lạch lại bị bồi lấp như cũ. Minh chứng rõ nhất là chỉ sau gần 8 tháng thực hiện dự án nạo vét, luồng vào cảng neo đậu tránh trú bão Cửa Sót đang cạn dần do cát biển bồi lắng.

Giải bài toán “tắc” lạch Cửa Sót: Đã đến lúc tính đến xã hội hóa?!

Luồng lạch bồi lắng nên tàu thuyền có thể mắc kẹt bất cứ lúc nào (Ảnh: con tàu 90CV này vừa may mắn thoát cảnh mắc cạn khi đi nhầm vào bãi bồi, chân vịt chạm đáy làm cát cuộn lên thành vệt đục ngầu trong làn nước xanh).

Vì tình trạng bồi lắng lại tiếp diễn ở Cửa Sót nên khu vực này vừa mới được hưởng lợi thêm một dự án khác để nạo vét gần 2 km luồng lạch. Dự án có tổng mức đầu tư 29,5 tỷ đồng, sẽ được triển khai từ quý III/2020, do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Ông Hà Văn Trà – Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ ra rằng: Các dự án được triển khai ở đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục tình trạng bồi lắng, mất an toàn, lưu thông phương tiện, đảm bảo sản xuất cho ngư dân. Tuy nhiên, về lâu về dài thì cần phải thực hiện theo hình thức xã hội hóa mới đảm bảo được hiệu quả bền vững nhất...

Xã hội hóa là hướng đi phù hợp?

Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh cho rằng, việc xã hội hóa cải tạo, nạo vét luồng lạch ở cảng Cửa Sót là hoàn toàn khả thi vì nhu cầu cát, bùn để phục vụ xây dựng, san lấp mặt bằng đang rất lớn.

Giải bài toán “tắc” lạch Cửa Sót: Đã đến lúc tính đến xã hội hóa?!

Luồng lạch bị bồi lắng, dòng chảy cạn khiến tàu thuyền không thể ra vào lúc thủy triều xuống (ảnh chụp lúc 5h - 6h sáng ngày 17/7/2020)

“Thời gian qua, có một số doanh nghiệp đến tìm hiểu và xác định sẽ đầu tư thực hiện nếu được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách. Theo đó, họ sẵn sàng tự bỏ tiền để đầu tư máy móc, phương tiện, xây dựng phương án khai thác... để hút cát, bùn bồi lấp (với trữ lượng cho phép, theo đúng thiết kế luồng lạch) để bán ra thị trường, doanh nghiệp tự hạch toán, không cần tiền ngân sách đầu tư, hoặc chỉ cần hỗ trợ một phần rất ít”, ông Sơn nói thêm.

Giải bài toán “tắc” lạch Cửa Sót: Đã đến lúc tính đến xã hội hóa?!

Nhiều năm nay, khi thủy triều xuống cùng là lúc những cồn cát nối dài nổi lên trên khu vực cảng Cửa Sót

Cũng theo ông Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh, “việc triển khai thực hiện mô hình xã hội hóa trong nạo vét, chỉnh trị dòng tai khu vực cảng Cửa Sót đã được đơn vị phối hợp, xem xét, khảo sát từ lâu. Ban cũng đã báo cáo với Sở NN&PTNT và UBND tỉnh để xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những vướng mắc về cơ chế đang cần thời gian để tháo gỡ…”.

Tin liên quan:

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.