Giám đốc 9X với cơ nghiệp tiền tỷ ở vùng núi Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Nguyễn Tiến Dũng (SN 1991, trú thôn Nam Nhe, xã Sơn Tây, Hương Sơn, Hà Tĩnh) được các đoàn viên, thanh niên trong vùng xem như hình tượng về làm kinh tế. Trên vùng đất được cho là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, thế nhưng chàng trai 9X này “nặn” ra được gần cả tỷ đồng mỗi năm.

VIDEO: Chia sẻ của giám đốc trẻ Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng sinh ra trong một gia đình thuần nông, luôn mong muốn học hành đỗ đạt, tìm công ăn việc làm ổn định để thoát nghèo. Năm 2010, Dũng thi đậu vào ngành Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Huế. Nhưng sau 2 năm theo học, nhận thấy đại học không phải là con đường duy nhất để phát triển sự nghiệp, Nguyễn Tiến Dũng quyết định chia tay cổng trường đại học, dấn thân vào kinh doanh.

"Sau khi quyết định nghỉ học đại học, tôi ở lại Huế, vay mượn gia đình, bạn bè số tiền 300 triệu đồng kinh doanh nhiều thứ, từ buôn gỗ, đến bán hàng đa cấp... Do chưa có kinh nghiệm cùng sự nóng vội, tôi phá sản và hoàn toàn bế tắc trong một thời gian dài nơi đất khách quê người. Với sự động viên của bố mẹ, người thân, bạn bè, tôi quyết định về quê làm lại từ đầu", Dũng nhớ lại khoảng thời gian khó khăn nhất cuộc đời.

Một lần tình cờ xem chương trình “Sinh ra từ làng” trên VTV, xem nhân vật chính làm giàu từ cây thanh long ruột đỏ, thấy phù hợp với vùng đất miền núi Hương Sơn, Dũng bắt đầu tìm hiểu và đi đến quyết định "bén duyên" với loại cây ăn quả này.

giam doc 9x voi co nghiep tien ty o vung nui huong son

Cây thanh long ruột đỏ là nguồn thu nhập chính của trang trại

Thế nhưng, quá trình bắt tay thực tế gặp muôn vàn khó khăn, từ việc kỹ thuật trồng cây, vốn liếng, cho đến lời đàm tiếu. Một số người cho rằng, bao đời nay chưa thấy ai trồng cây thanh long trên núi, ý tưởng của Dũng là viễn vông, xa vời. Nhưng quyết tâm làm bằng được, Dũng bán nốt chiếc xe máy của mình được 25 triệu đồng lấy tiền mua cây giống; ban ngày đi phụ hồ, đêm về hì hục đào hố trồng cây; tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ sách vở, internet... Cứ thế, 200 gốc thăng long ruột đỏ được trồng, đến giữa năm 2014 bắt đầu cho quả, với sản lượng gần 1 tấn, thu về khoảng 30 triệu đồng trong mùa đầu tiên.

Thấy thu nhập ngày càng cao, lại thuận lợi trong việc gia đình có hơn 3 hecta đất vườn, chàng trai 9X này đã táo bạo trồng thêm các giống cây ăn quả khác như: đu đủ Đài Loan, táo Thái Lan, chanh leo Đà Lạt, rau, đậu, lạc, nghệ, gừng bầu, bí…; nuôi bò sinh sản, dê, gà.

giam doc 9x voi co nghiep tien ty o vung nui huong son

Ngoài thanh long, Dũng còn trồng thêm rau sạch.

Năm 2017, chỉ tính riêng cây thanh long ruột đỏ và rau củ quả đã mang lại nguồn thu cho Dũng hơn 800 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 200 triệu, anh chàng 9X bỏ túi đến 600 triệu đồng. Ấy là chưa kể dự tính Tết Nguyên đán sắp tới, trang trại của Dũng sẽ cho xuất 6 tấn bắp cải và dưa chuột, ước tính trị giá 60 triệu đồng. Mỗi năm, trang trại của Dũng giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động và 5 lao động thời vụ, thu nhập từ 3-5 triệu đồng.

giam doc 9x voi co nghiep tien ty o vung nui huong son

Tất cả các loại cây trồng trong trại được trồng theo tuân chuẩn sạch.

Sau 5 năm lập nghiệp, hiện Dũng đã thành lập được Công ty TNHH Rau quả sạch miền Trung, liên kết lập được 6 trang trại vệ tinh trong toàn tỉnh.

Ông Phan Tiến Hùng - Chủ tịch UBND xã Sơn Tây (Hương Sơn) cho biết: "Mô hình trang trại tổng hợp của Dũng phát huy hiệu quả rất tốt, là một trong những mô hình điểm của địa phương. Sắp tới địa phương sẽ hỗ trợ Dũng làm liên kết Vietgap, để những sản phẩm sạch của trang trại được đưa vào tiêu thụ tại các cửa hàng rau sạch, siêu thị trên toàn tỉnh".

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.