Giám đốc HTX doanh thu hơn 15 tỷ/năm ở Hà Tĩnh khởi nghiệp... từ 2 triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Bắt đầu khởi nghiệp chỉ với 2 triệu đồng, nhưng sau 6 năm, anh đã là giám đốc hợp tác xã lớn ở Lộc Hà - Hà Tĩnh có doanh thu hơn 15 tỷ đồng/năm...

Giám đốc HTX doanh thu hơn 15 tỷ/năm ở Hà Tĩnh khởi nghiệp... từ 2 triệu đồng

Hằng ngày, anh Hồ Sỹ Trường (người đội mũ) vẫn xuống tận chuồng kiểm tra, chăm sóc từng con vật nuôi.

Khởi nghiệp chỉ với 2 triệu đồng…

Chúng tôi đến thăm khu trang trại của Giám đốc HTX Thanh niên Thượng Phú Hồ Sỹ Trường (SN 1982) ở thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khi anh vừa xuất bán 15 con bò lai.

Niềm vui hiện rõ trên gương mặt của vị giám đốc mang đậm chất nông dân này vì đàn bò vừa bán được giá cao, mang về nguồn lợi nhuận gần 300 triệu đồng.

Vừa cho bò ăn, vừa trò chuyện, anh Trường nhớ lại: “Sau khi tốt nghiệp THPT (năm 2002), tôi đi học trung cấp kỹ thuật giày da trong miền Nam 2 năm, nhưng ra trường không xin được việc làm vì dị tật ở mắt. Tôi đành về quê học thêm nghề điện ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức, khi ra trường rong ruổi theo các công trình khắp Bắc - Nam nhưng đều không ổn. Mãi đến năm 2014, tôi quyết định trở về quê làm kinh tế trang trại theo chủ trương khuyến khích xây dựng mô hình của xã”.

Nhớ về quá trình khởi nghiệp, chị Diệp Thị Hoa - vợ anh Trường kể: “Lúc đó, tôi đang làm công nhân trong miền Nam gửi về 20 triệu đồng tiền tiết kiệm trong nhiều năm để chồng lo công việc. Nhưng thấy nhiều khi đi lại chỉ với chiếc xe cà tàng rất vất vả, nên anh ấy mạnh dạn “tậu” một chiếc xe máy mới với giá 18 triệu đồng. Thế là chồng tôi bắt đầu khởi nghiệp khi trong tay chỉ có 2 triệu đồng”.

Giám đốc HTX doanh thu hơn 15 tỷ/năm ở Hà Tĩnh khởi nghiệp... từ 2 triệu đồng

Anh Hồ Sỹ Trường (bên phải) chú trọng đầu tư nguồn thức ăn cho bò để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Để có được như ngày hôm nay từ đồng vốn ít ỏi, anh Trường chia sẻ cách huy động vốn đầy táo bạo và chẳng giống ai của mình: “Sau khi hoàn thành hồ sơ thủ tục thành lập HTX, tôi phải về mượn bìa đỏ của mẹ vay ngân hàng 30 triệu đồng cùng với “lưng vốn” 2 triệu đồng để góp vốn với 3 thành viên khác.

Trong vai trò người đứng đầu, tôi gom tiền xã viên đi thuê, mượn, mua được 4 ha đất hoang để làm chuồng trại, trồng cỏ, đào ao. Nhưng vừa lo xong mặt bằng thì đã hết tiền nên tôi đi “đàm phán” với các cửa hàng kinh doanh mua nợ vật liệu xây dựng với mức giá cao hơn thị trường để làm 1 chuồng nuôi lợn liên kết với Công ty cổ phần CP.

Giám đốc HTX doanh thu hơn 15 tỷ/năm ở Hà Tĩnh khởi nghiệp... từ 2 triệu đồng

Ngoài việc giao dịch, đàm phán để mua thức ăn, con giống tốt, có giá rẻ và tìm mối bán sản phẩm giá cao, anh Trường còn trực tiếp làm những công việc thường ngày ở trang trại như bất cứ xã viên, người làm công khác

Khi có chuồng trại rồi, tôi cầm cố ngân hàng vay vốn lưu động để sản xuất. Chỉ sau 2 lứa nuôi đầu, chúng tôi đã có được khoản tiền lãi khoảng 500 triệu đồng và tôi đã dùng nó để xây thêm khu chuồng thứ 2 cũng với quy mô 600 con/lứa. Cứ thế, lợi nhuận nuôi lợn từ năm 2016 đến nay chúng tôi dùng để mở rộng diện tích lên 10 ha, đầu tư xây chồng lợn thứ 3, đồng thời làm chuồng trại, trồng cỏ nuôi từ 15-30 con bò lai Sind và 3B, nuôi hơn 300 con gia cầm/lứa...”.

Đến làm giám đốc HTX doanh thu trên 15 tỷ đồng/năm…

Với tinh thần yêu lao động, ham học hỏi, cách huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đến nay, HTX Thanh niên Thượng Phú do anh Hồ Sỹ Trường làm giám đốc đã trở thành một trong những mô hình kinh tế trang trại lớn nhất huyện Lộc Hà.

Từ một vùng đất hoang hóa, vị giám đốc đã cùng với anh em, bạn bè biến thành một khu trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Giám đốc HTX doanh thu hơn 15 tỷ/năm ở Hà Tĩnh khởi nghiệp... từ 2 triệu đồng

Ngoài lợn và bò, HTX Thanh niên Thượng Phú còn nuôi 200-300 con gà/lứa để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tận dụng tốt các nguồn thức ăn sẵn có, tăng thêm nguồn thu nhập

Giám đốc Hồ Sỹ Trường phấn khởi: “Năm ngoái, HTX chúng tôi đã có mức doanh thu 15 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho xã viên và 5 lao động thường xuyên. Năm nay, chúng tôi dự kiến có mức doanh thu trên 20 tỷ đồng, lợi nhuận trên 2 tỷ đồng. Và đến thời điểm này đã xuất chuồng được 2 lứa lợn, 2 lứa bò và một số gia cầm, có mức lợi nhuận 1,6 tỷ đồng”.

Để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho các thành viên trong HTX, giám đốc Trường đang làm tờ trình để xin UBND xã cho thuê thêm đất ở khu vực lân cận để đào ao vừa thả cá, vừa lấy nước phục vụ chăn nuôi, phun tưới cho cỏ, mía, chuối...

Đặc biệt, ngoài mở rộng quy mô nuôi bò cho HTX, anh đang mong muốn trở thành đầu mối cung cấp giống, thức ăn, làm cầu nối tiêu thụ cho người chăn nuôi bò lai Sind, 3B trên địa bàn.

Giám đốc HTX doanh thu hơn 15 tỷ/năm ở Hà Tĩnh khởi nghiệp... từ 2 triệu đồng

Dù mới xuất bán nhưng HTX Thanh niên Thượng Phú vẫn còn hơn chục con bê lai Sind và 3B, đang được chăm sóc tốt. Dự kiến tết này sẽ bán và có thêm nguồn lợi nhuận vài trăm triệu đồng

Để thực hiện kế hoạch “hoành tráng” này, Giám đốc Trường “bật mí”: “Sắp tới, chúng tôi sẽ vào Bến Tre mua khoảng 50 con bò nái Kem Pháp (khoảng 1,7 tỷ đồng), về phối tinh giống bò 3B để có thế hệ F2 nuôi thương phẩm. Nếu mọi việc thuận lợi thì sau một năm rưỡi (kể từ khi thả giống) chúng tôi sẽ có 50 bê con.

Nếu bán bê thì trị giá 25 triệu đồng/con (khoảng 4 tháng tuổi), còn nếu để lại nuôi tiếp thì 18 tháng sau sẽ bán được 55-60 triệu đồng/con. Vì mình trực tiếp thực hiện tất cả các khâu, sản xuất theo kiểu khép kín nên chi phí sản xuất thấp. Dự kiến, thực hiện mô hình này thì chỉ khoảng sau 2 năm là thu hồi được chi phí đầu tư và bắt đầu có lãi lớn. Qua đó không chỉ giúp chúng tôi làm giàu mà còn hỗ trợ cho người nuôi bò trên địa bàn”.

Giám đốc HTX doanh thu hơn 15 tỷ/năm ở Hà Tĩnh khởi nghiệp... từ 2 triệu đồng

Anh Hồ Sỹ Trường (bên trái) chia sẻ kế hoạch mở rộng quy mô trang trại với cán bộ phụ trách địa chính - nông nghiệp - xây dựng xã Hồng Lộc (người đứng giữa)

Ông Hồ Sỹ Liên - cán bộ phụ trách địa chính - nông nghiệp - xây dựng xã Hồng Lộc đánh giá: “Là một thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, bị dị tật ở mắt, nhưng với ý chí, khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Trường đã vận động 3 thanh niên thành lập HTX, vay vốn đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thịt quy mô 1.200/lứa, bò lai quy mô 15-30 con/lứa. Hiện nay, mô hình của anh được xem là lớn nhất xã và thuộc tốp đầu của huyện”.

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.