Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3: Bài toán chưa có lời giải!

(Baohatinh.vn) - Theo báo cáo của ngành dân số tỉnh, năm 2016, số trẻ được sinh ra là con thứ 3 trở lên đến thời điểm hiện tại có 4.365 cháu, tương ứng tỷ lệ sinh trên 2 con 20,64%, giảm 2% so với năm 2015 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước.

Ngôi nhà nhỏ được lợp fibro xi măng ở xóm Phú Thượng, xã Kỳ Khang (Kỳ Anh) là nơi trú ngụ của 6 người trong gia đình anh Nguyễn Văn Trì và chị Thiều Thị Châu. Gần 15 năm thành gia thất, đến nay, tài sản quý giá nhất mà anh chị có được là 5 đứa con, đứa lớn nhất học lớp 5, đứa bé nhất sắp sửa chào đời. Kế mưu sinh mà cả nhà trông chờ chỉ có 2 sào ruộng và chiếc máy khâu cũ kỹ để chị Châu làm thêm những lúc nông nhàn.

6 miệng ăn chỉ biết trông chờ vào 2 sào ruộng và chiếc máy khâu với vài ba bộ quần áo trong làng đặt may, không thể đủ trang trải cuộc sống. Chồng lại đau ốm liên miên, không làm được công việc nặng, cũng không thể đi xuất khẩu lao động nên đói nghèo mãi bám riết. Chị Châu chia sẻ: “Biết đông con là vất vả nhưng vì nhiều lý do không thể thực hiện các biện pháp KHHGĐ nên cứ vỡ kế hoạch”.

giam ty le sinh con thu 3 bai toan chua co loi giai

Cộng tác viên dân số hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản và con nhỏ cho người dân xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh.

Với nhiều gia đình khác, niềm mong ước có con trai để nối dõi tông đường cũng là lý do khiến đội ngũ cán bộ dân số cơ sở bất khả kháng dù đã thường xuyên tiếp cận để tuyên truyền. Đón tiếp đoàn cán bộ truyền thông dân số của tỉnh, của địa phương đến nhà, chị Trần Thị Xuân (tổ dân phố Nam Phong - phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Năm nay, tôi vừa sinh cháu thứ 4 nhưng vẫn chưa có con trai nên hiện tại tôi không thể thực hiện các biện pháp KHHGĐ. Chồng là tộc trưởng nên tôi phải cố gắng sinh được con trai để có người nối dõi”.

Hay như gia đình chị Nguyễn Thị Nga (thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) dù đã có 2 cô con gái chăm ngoan, học giỏi, nhưng sau 9 năm KHHGĐ lại quyết định sinh thêm con thứ 3. Chị Nga cho biết: “Khi kinh tế gia đình đã bớt khó khăn, con cái cũng lớn nên vợ chồng tôi tính đến việc sinh thêm con với mong muốn có được đứa con trai nối dõi. Thế nhưng, chúng tôi vẫn chưa đạt được tâm nguyện vì cháu thứ 3 vẫn là con gái”.

Theo chị Mai Thị Sáu – cộng tác viên dân số tổ dân phố Nam Phong: “Việc tuyên truyền người dân trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Phần thì do một số người cho rằng, thực hiện các biện pháp tránh thai là trái với quy luật tự nhiên, thêm vào đó, tư tưởng có con trai nối dõi tông đường vẫn còn ăn sâu trong suy nghĩ nên khi tuyên truyền, câu trả lời mà chúng tôi nhận được là mong thông cảm với hoàn cảnh riêng”.

Chị Nguyễn Thị Liên - cán bộ dân số xã Cẩm Nhượng cho biết: “Theo thống kê sơ bộ, hiện tại, trên địa bàn có khoảng 2.000 lao động xa quê, trong đó có 1.000 lao động đi xuất khẩu. Cuộc sống khá giả đã khiến nhiều gia đình thay đổi suy nghĩ về việc dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền cho các đối tượng đi làm ăn xa, không sống cố định trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn”. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở Cẩm Nhượng nói riêng và nhiều địa bàn khác trên toàn tỉnh nói chung vẫn chưa có chiều hướng giảm.

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.