Gói lại náo nức ngày xuân ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” - câu ca xưa phản ánh nét văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, những náo nức đành gói lại; hội hè lùi sâu trong những sửa soạn lặng lẽ hơn.

Gói lại náo nức ngày xuân ở Hà Tĩnh

Chùa Hương Tích (Can Lộc) - một trong những địa chỉ tâm linh thu hút người dân đến hành lễ dịp đầu năm.

Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nhiều lễ hội gắn với văn hóa tâm linh dịp đầu năm. Ngoài những lễ hội thu hút đông đảo khách thập phương như: khai hội chùa Hương Tích, lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu…, còn có nhiều lễ hội gắn với văn hóa làng, văn hóa dòng họ… quy tụ đông đảo người dân địa phương.

Năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định “tạm dừng tổ chức các lễ hội, lễ kỷ niệm, hội nghị, hội thảo... không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch” (theo Công văn số 04-CV/BCĐ ngày 28/1/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh).

Thực hiện chủ trương chung đó, trong vai trò cơ quan chủ quản, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh nhanh chóng chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm việc dừng tổ chức các lễ hội đầu năm; đồng thời tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nguyên tắc phòng chống dịch ở các chùa, đền và các địa chỉ du lịch tâm linh khác.

Ông Trần Xuân Lương - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Sau tết Nguyên đán là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Chính vì thế, chúng tôi quán triệt phải tăng cường công tác kiểm tra tại các địa phương. Đối với những nghi lễ nhỏ lẻ ở các làng nghề, một số đình, miếu và các nhà thờ họ, chúng tôi cũng quán triệt không tổ chức rình rang, chỉ gói gọn trong quy mô nhỏ và đảm bảo quy định phòng dịch”.

Đến thời điểm hiện tại, tất cả các địa phương đều thực hiện nghiêm túc, kể cả những nghi lễ quy mô nhỏ cũng được người dân đồng thuận không tổ chức. Riêng tại các địa điểm tâm linh, cơ quan chức năng chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nhằm đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh trong hoạt động đi lễ đầu năm.

Gói lại náo nức ngày xuân ở Hà Tĩnh

Để đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch, nhiều người dân đã không tổ chức thành đoàn đi lễ chùa như nhiều năm trước mà chia thành các tốp nhỏ.

Là một trong những địa phương diễn ra nhiều lễ hội trong tháng Giêng, khác với những năm trước, năm nay, không khí đón xuân ở TX Hồng Lĩnh trở nên trầm lắng hẳn.

Không còn không khí náo nức những ngày chuẩn bị cho lễ đua thuyền Trung Lương, không còn những sửa soạn cho các hoạt động dâng cúng ở chùa Đại Hùng, lễ khai hạ ở chùa Tiên Sơn, các nghi lễ ở làng nghề Vân Chàng, Trung Lương, lễ báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ hay các hoạt động văn nghệ, thể thao chào xuân…, người dân TX Hồng Lĩnh lựa chọn cho mình cách đón xuân lặng lẽ trong những nghi thức truyền thống.

Chị Phan Thị Nhàn ở phường Bắc Hồng chia sẻ: “Địa bàn nơi tôi sinh sống có nhiều đền, chùa và lễ hội văn hóa tâm linh vào dịp năm mới. Vì thế, với chúng tôi, mùa xuân như kéo dài hơn. Hằng năm, tôi thường tham gia sửa soạn các lễ cúng tế ở một số đền, chùa, nhưng năm nay, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tôi và chị em trong tổ dân phố đồng tình không tổ chức chung mà chỉ lặng lẽ đến thắp hương cầu an. Mặc dù có chút tiếc nuối nhưng chúng tôi vẫn thấy vui vì đã góp phần phòng chống dịch bệnh”.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX Hồng Lĩnh Đặng Quang Vinh cho biết: “Là địa bàn diễn ra nhiều lễ hội sau tết, việc thêm một lần nữa phải dừng tổ chức lễ hội khiến người dân có phần hẫng hụt, tuy nhiên, chúng tôi may mắn vì ý thức của Nhân dân rất cao.

Ngoài những lễ hội lớn, các nghi lễ cúng tế ở các làng nghề và một số đình, miếu cũng được tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo quy định phòng dịch. Hiện nay, lượng người hành lễ ở một số chùa trên địa bàn khá đông, chúng tôi cũng đang huy động lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm”.

Gói lại náo nức ngày xuân ở Hà Tĩnh

Công tác phòng dịch được du khách nghiêm túc thực hiện ở Chùa Hang (TX Hồng Lĩnh).

Mặc dù, đâu đó, người dân vẫn chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch khi tham gia các hoạt động đi lễ chùa, đền đầu năm nhưng nhìn chung, tại các địa phương, Nhân dân đều đồng thuận với chủ trương tạm dừng tổ chức các lễ hội.

Với ý thức cao về phòng chống dịch bệnh, nhiều nhà thờ họ ở các địa phương thường tế lễ vào rằm tháng Giêng tới cũng đã chủ động thu hẹp quy mô tổ chức. Những hình ảnh con cháu sum vầy làm lễ tế tổ và liên hoan linh đình ở các nhà thờ họ chắc chắn sẽ không còn nữa.

Ông Phan Văn Chương ở tổ dân phố 1 - thị trấn Đức Thọ cho hay: “Năm nào con cháu khắp mọi miền cũng tề tựu ở nhà thờ họ vào ngày rằm tháng Giêng. Sau khi cúng tế ở nhà thờ giáp phái, chúng tôi tham gia lễ tế ở nhà thờ lớn của dòng họ. Đây là dịp để con cháu tạ ơn và báo cáo với tổ tiên tình hình năm qua, cũng là dịp để anh em, họ hàng hội ngộ.

Tuy nhiên, năm nay, do tình hình dịch bệnh, người ở xa không về, người ở nhà cũng theo định hướng của chính quyền, chỉ tổ chức gọn nhẹ. Chúng tôi đã thống nhất, trong lễ tế vào ngày rằm tháng Giêng tới, các gia đình chỉ cử một đại diện đến thắp hương dâng lễ. Con cháu nếu về cũng chia thành từng nhóm nhỏ để dâng hương”.

Lễ hội là sự phản ánh đời sống văn hóa của con người. Và trong tình hình mới, những ứng xử với chủ trương chung của Chính phủ, của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh cũng phản ánh ý thức, văn hóa của người Hà Tĩnh hiện nay.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.