(Baohatinh.vn) - Ông Ngô Đức Hợi - Chánh Văn phòng BCH PCTT&TKCN Hà Tĩnh cho biết, vừa mất hơn 47 tỷ đồng do ảnh hưởng cơn bão số 4, tỉnh tiếp tục bị “cuốn trôi” gần 43 tỷ đồng sau 5 ngày mưa lũ (20 - 25/9).
QL 15A cũ đi từ thị trấn Hương Khê về xã Hương Thủy bị sạt lở nghiêm trọng
Thống kê thiệt hại sau đợt mưa lũ kéo dài từ 20 - 25/9 cho thấy, toàn tỉnh có 56 nhà dân bị ngập nước; 2.782 ha lúa hè thu bị ngập úng, đổ ngã; 540 ha hoa màu bị ngập úng, hư hỏng; 33 ha cây lâm nghiệp bị đổ ngã; 19 con trâu, bò, ngựa, lợn bị chết; 17 lồng bè thủy sản ở Lộc Hà bị trôi, hư hỏng.
Mưa lũ cũng làm sạt lở, hư hại 1.800m3 đất đá, bê tông, đường nhựa; 4 cầu dân sinh bị hư hỏng.
ĐVTN Hà Tĩnh tình nguyện giúp dân thu hoạch lúa hè thu "chạy lũ"
Đáng kể nhất trong đợt mưa lũ kéo dài 5 ngày vừa qua là hạng mục đầu mối công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đang thi công nhưng do cửa dẫn dòng qua tuynel số 1 chưa hoành triệt, cửa van tuynel số 1 chưa hoàn thành nên chưa chủ động điều tiết giảm lũ hạ du dẫn đến gây ngập úng và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân phía hạ du hồ Ngàn Trươi và thương lưu đâp dâng Vũ Quang thuộc xã Hương Thọ và thị trấn Vũ Quang.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, UBND tỉnh, BCH PCTT&TKCN tỉnh liên tục phát công điện, thông báo lũ, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp phòng tránh. Đặc biệt, trong các ngày cao điểm mưa lũ, lãnh đạo UBND tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương, đơn vị huy động nhân lực thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu đã chín, đồng thời tiêu úng, chống ngập ở một số công trình như: hệ thống kênh trục sông Nghèn, đê La Giang, đê Rú Tý, thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang...
Do ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường, Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to, có nới mưa rất to và dông. Lượng mưa từ 19h ngày 19/9 đến 7h ngày 25/9 tại các trạm đo được như sau: TP Hà Tĩnh 513,9mm, Hương Khê 462,1mm, Chu Lễ 350,6mm, Hòa Duyệt 315,6mm, Thạch Đồng 312,6mm, Hương Sơn 220,8mm, Linh Cảm 217,6mm, Kẻ Gỗ 503mm, Sông Rác 369,4mm.
Mực nước tại Trạm Thủy văn Chu Lễ đạt đỉnh lúc 10h ngày 23/9/2016 là 12,84mm, trên BĐII 0,84mm (BĐII 12m); Hòa Duyệt đạt đỉnh lúc 6h ngày 24/9, ở mức 8,56mm, dưới BĐII 0,44m (BĐII 9m); Sơn Diệm lúc 14h ngày 23/9 ở mực nước 8,12m, dưới BĐI 1,88m (BĐI 10m); Linh Cảm lúc 13h ngày 24/9 ở mực nước 2,66m, dưới BĐI 1,84m (BĐI 4,5m).
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Việc tích cực đưa sản phẩm bán hàng trên các nền tảng số không chỉ đem lại nhiều hiệu quả trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn tạo nên một cuộc cách mạng tư duy, giúp người nông dân Hà Tĩnh từng bước vươn ra “biển lớn".
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.
Để hiện thực chí hướng làm giàu ở vùng đất nơi biên giới, anh Trần Quốc Tuấn (Hương Khê, Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương.
Dự báo thời tiết những ngày tới khá thuận lợi nên bà con nông dân Hà Tĩnh cần tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trỉa hạt giống, trồng bổ sung các loại cây vụ đông.