Hà Tĩnh chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Các dịch bệnh phổ biến sau mưa lũ như: tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, chưa xuất hiện ở Hà Tĩnh, song nguy cơ bùng phát dịch luôn thường trực nên người dân không được chủ quan, lơ là.

Hà Tĩnh chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ

Cán bộ CDC Hà Tĩnh giám sát việc xử lý nguồn nước bị ngập sau lũ.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hà Tĩnh), đợt mưa lũ vừa qua làm ngập lụt 13.246 hộ gia đình tại 86 xã, 11.033 giếng nước, 11.553 công trình vệ sinh, 56 trường học, 13 trạm y tế.

Ngay khi nước bắt đầu rút, ngành y tế từ tỉnh đến cơ sở đã nhanh chóng về tận các hộ gia đình bị ngập nước để xử lý vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể bùng phát sau lũ. Đến nay, 99,5% số hộ dân, trên 99,6% giếng nước, 100% trạm y tế, 100% công trình vệ sinh bị ngập nước đã được xử lý.

Bác sỹ Nguyễn Chí Trung – Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (CDC Hà Tĩnh) cho biết: “Hiện chỉ còn TX Hồng Lĩnh do nước rút chậm nên việc xử lý vệ sinh chậm hơn. Dự kiến đến hết ngày hôm nay (6/11) sẽ hoàn tất việc xử lý các hộ gia đình và giếng nước bị ngập còn lại”.

Hà Tĩnh chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ

Đoàn công tác của Bộ Y tế giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ tại xã Vượng Lộc - Can Lộc (4/11/2020)

Đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ mới ghi nhận 14 trường hợp bị mắc thủy đậu tại xã Việt Tiến (Thạch Hà). Ngay sau khi phát hiện, CDC Hà Tĩnh, Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế xã đã tiến hành phun tiêu độc, khử trùng tại trường học và gia đình các bệnh nhân. Hiện 14 trường hợp đều đã khỏi bệnh, trong 1 tuần trở lại đây không ghi nhận ca mắc mới.

Hà Tĩnh chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ

Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại trường học xuất hiện các ca thủy đậu.

Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết: “Sau 2 đợt mưa lũ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao, nhất là các loại bệnh như: tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, cúm. Thế nhưng, hiện trên địa bàn vẫn chưa ghi nhận các trường hợp nhiễm các loại bệnh này. Đây là thành công bước đầu trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ”.

Tuy nhiên, bác sỹ Tâm cũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan bởi trong điều kiện thời tiết như hiện nay có nguy cơ cao làm bùng phát một số loại dịch bệnh. Đặc biệt là dịch sốt xuất huyết tại các địa phương có véc tơ truyền bệnh cao và các khu vực từng xuất hiện ổ dịch xuất huyết trước đây. Người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của ngành y tế để phòng tránh dịch bệnh.

Hà Tĩnh chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ

Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà khám, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con xã Tân Lâm Hương sau mưa lũ.

Cùng với công tác xử lý vệ sinh môi trường, nhiều đơn vị y tế đã xây dựng kế hoạch để tổ chức các đợt khám, tư vấn sức khỏe cho người dân các vùng bị ngập lũ.

Vừa trở về từ buổi khám, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 300 người dân vùng lũ Tân Lâm Hương (Thạch Hà), bác sỹ Nguyễn Thế Phiệt - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết: “Ngay khi lũ rút, trung tâm đã cử đội ngũ bác sỹ chuyên khoa triển khai kịp thời hoạt động khám, tư vấn các bệnh phổ biến cho người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như người già và trẻ nhỏ".

Hà Tĩnh chủ động phòng chống, kiểm soát dịch bệnh sau mưa lũ

Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh khám, tư vấn các bệnh về mắt sau mưa lũ cho bà con huyện Cẩm Xuyên.

Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh cũng đã nhanh chóng cử các y bác sỹ đến một số xã bị ngập sâu của huyện Cẩm Xuyên để khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân bị mắc các bệnh về mắt. Đặc biệt, bệnh viện còn kết nối với các nhà hảo tâm trao tặng hàng chục máy lọc nước cho các trường học, trạm y tế bị ngập nặng.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.