(Baohatinh.vn) - Với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, đền thờ Phạm Tôn Tuyển ở xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đền thờ Phạm Tôn Tuyển ở thôn Hợp Tiến (xã Mai Phụ, Lộc Hà).
Phạm Tôn Tuyển (1695 - ?) có tên húy là Miến, tên chữ Phạm Tôn, sinh ra tại làng Vĩnh Luật nay là thôn Hợp Tiến, xã Mai Phụ (Lộc Hà), thuộc đời thứ 6 dòng họ Phạm Bá.
Sinh ra trong một gia đình và dòng họ có truyền thống hiếu học, từ nhỏ được bố là một nhà nho rèn dạy nên lớn lên Phạm Tôn Tuyển là người am hiểu đạo cương thường và giàu nghĩa khí. Năm Quý Tỵ (1713), Phạm Tôn Tuyển gia nhập quân đội nhà Lê - Trịnh, theo đạo quân của Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc đánh dẹp phản loạn từ Bắc đạo, Hưng Hóa đến Sơn Nam. Do lập được nhiều chiến công nên ông được vua Lê Hiển Tông ban sắc phong chức Đội trưởng đội Tiệp Hậu. Ông mất vào ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch, không rõ năm.
Sau khi ông mất, vua Khải Định đã 2 lần ban sắc phong tôn vinh, ca ngợi công đức của ông đối với đất nước.
Bên trong gian trung điện của di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Phạm Tôn Tuyển.
Đền thờ Phạm Tôn Tuyển được Nhân dân xây dựng vào năm 1920, toạ lạc trên một khuôn viên thoáng đãng có diện tích tự nhiên 555,5 m2, nằm trong khu dân cư đông đúc, phía Bắc là núi Bằng Sơn án ngữ, phía Nam là sông Hạ Vàng chảy ra biển Cửa Sót.
Đền thờ bao gồm các hạng mục: cổng, tắc môn, nhà bia, hạ điện, tả vu, hữu vu và thượng điện. Thời gian gần đây, con cháu dòng họ đã tu bổ lại một số hạng mục. Đền được UBND tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng là di tích cấp tỉnh vào năm 2007.
Nhà bia ghi lại công lao của danh thần Phạm Tôn Tuyển trong khuôn viên di tích.
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, căn cứ Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, theo đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh và Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL ban hành Quyết định số 4243/QĐ-BVHTTDL công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho Đền thờ Phạm Tôn Tuyển. Đồng thời, đề nghị UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Với việc đền thờ Phạm Tôn Tuyển được xếp hạng di tích cấp quốc gia, đến nay, Hà Tĩnh đã có 89 di tích cấp quốc gia.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được các đơn vị phụ trách triển khai đúng tiến độ, sẵn sàng cho sự kiện.
Chào đón Giáng sinh, bà con xóm đạo toàn tòng Nam Thành, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã ra quân chỉnh trang các tuyến đường, chăm sóc vườn tược, quyết tâm về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2025.
Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Di tích nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao ở xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tổ tiên và 2 vị tôn thần trong dòng họ.
Bố qua đời vì bạo bệnh, mẹ thường xuyên đau ốm nhưng em Lê Thị Thanh Huyền - lớp 12H Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn – Hà Tĩnh) luôn nỗ lực giành thành tích cao trong học tập.
Các tham luận tại hội thảo do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) tổ chức đã cho thấy nhiều giá trị mới về tác phẩm văn học kinh điển.
Hàng trăm bức ảnh, tư liệu tại triển lãm kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ giúp người dân Hà Tĩnh và du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y.
Những trang văn, bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông về quê hương, làng mạc, núi non… đến nay vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút, điều này được thể hiện rất rõ trong Thượng Kinh ký sự.
Với tấm lòng thơm thảo, chị Nguyễn Thị Nguyệt ở TDP 2, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn luôn dành những món quà nhỏ để hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
Những tư liệu quý về Bác Hồ do ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) sưu tầm đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.
Với bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc được góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp là niềm hạnh phúc.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" thành công, để lại ấn tượng trong lòng người dân và bạn bè muôn phương.
Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" diễn ra thành công, tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc sâu sắc cho người dân cũng như du khách khi về với Hà Tĩnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Hội thảo là dịp để khẳng định lại các giá trị mang tầm nhân loại và đánh giá công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sau 10 năm được UNESSCO vinh danh.
Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Gắn với không gian lao động của người dân xứ Nghệ, không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm đã bị mất đi trong bối cảnh mới. Điều đó đòi hỏi, các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần có biện pháp để bảo tồn và phát huy di sản.
Liên hoan là dịp để khán giả Hà Tĩnh và du khách được tìm hiểu, khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.
Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm đang được triển khai sôi nổi trên các địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá lại để có những định hướng đúng đắn.
Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Với các tiết mục được dàn dựng công phu, Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở màn Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng khán giả Hà Tĩnh, Nghệ An và cả nước.
Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…