Hà Tĩnh đấu giá 6 mỏ khoáng sản, phục vụ phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - 6 khu vực mỏ khoáng sản được đấu giá sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với TP Hà Tĩnh và vùng phụ cận.

DT DJI_0548.jpg
Trong 6 khu vực mỏ khoáng sản được đưa ra đấu giá đợt 2 năm 2024 có 4 khu vực mỏ đất san lấp.

Ông Phạm Hữu Tình – Trưởng phòng Khoáng sản (Sở TN&MT Hà Tĩnh) cho hay: UBND tỉnh vừa có quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2024 với 6 khu vực mỏ (4 khu vực mỏ đất san lấp, 2 khu vực mỏ đá xây dựng). Đây đều là những khu vực mỏ chưa tổ chức thăm dò khoáng sản.

4 khu vực mỏ đất san lấp có tổng diện tích 45,48ha, gồm mỏ đất san lấp Thạch Xuân 1, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, diện tích 16ha; mỏ đất san lấp Hà Linh 1, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, diện tích 16ha; mỏ đất san lấp Phú Lộc 1, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, diện tích 3,48ha; mỏ đất san lấp Phú Lộc 4, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, diện tích 10ha.

2 khu vực mỏ đá xây dựng có tổng diện tích 33,33ha, gồm mỏ đá xây dựng khu vực khe Chợ, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, diện tích 15ha; mỏ đá xây dựng núi Nắp Trình, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, diện tích 18,33ha.

DT DJI_0108.jpg
Việc đưa các mỏ khoáng sản ra đấu giá góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn vật liệu thi công các dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Yêu cầu công suất khai thác khi xây dựng hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản sau khi trúng đấu giá đối với đất san lấp là từ thời gian cấp phép khai thác tối đa đến năm 2030; đối với đá xây dựng, công suất khai thác tối thiểu 250.000 m3/mỏ/năm và thời gian cấp phép khai thác tối đa không quá 12 năm.

Theo ông Phạm Hữu Tình, việc đưa 6 khu vực khoáng sản đấu giá làm VLXD thông thường nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Đồng thời, phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đáp ứng nhu cầu về khoáng sản làm VLXD thông thường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Năm nay, ở nhiều chợ dân sinh tại Hà Tĩnh, giá chuối xanh dịp Tết tăng đột biến, những nải chuối to, đẹp, số lẻ thậm chí có giá tới 450 - 500.000 đồng/nải.
Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng Hà Tĩnh ngày nay dễ dàng mua sắm Tết với vài cú chạm tay, từ thực phẩm, quà tặng, đồ trang trí cho đến các loại đặc sản vùng miền.
“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

Giá hoa tươi cắt cành những ngày cận Tết ở Hà Tĩnh tăng cao, thậm chí gần gần gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng đặt hàng.
Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tại buổi tiếp ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị OECD tạo điều kiện để Việt Nam cử các chuyên gia, cán bộ làm việc tại Ban Thư ký OECD. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/1 của Báo Hà Tĩnh.
Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí đón xuân đã về từ nhiều tháng trước, khi phải chuẩn bị lượng hàng chủ động để cung ứng ra thị trường.