Ứng dụng dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất là điều kiện quan trọng để sản phẩm giò me Tiến Giáp (thị trấn Hương Khê) tăng tính cạnh tranh trên thị trường
Nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công địa phương sẽ dùng để thực hiện các nội dung trọng tâm như: tập huấn về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn gắn với phổ biến cơ chế chính sách mới về phát triển công nghiệp; xây dựng đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; triển khai 1 - 2 mô hình về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trưng bày sản phẩm tại hội chợ, triển lãm có quy mô lớn; tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và cấp quốc gia; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cho một số cơ sở công nghiệp nông thôn;...
Chương trình khuyến công địa phương tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, hội nghị lớn trên toàn quốc nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ảnh tư liệu.
Nguồn vốn từ chương trình khuyến công địa phương nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để đảm bảo năng suất, chất lượng tốt, tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường; huy động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu phê duyệt các đề án khuyến công đảm bảo theo đúng yêu cầu đề ra. Đồng thời, có trách nhiệm cùng sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình khuyến công đề ra, đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả.