Thành phố Hà Tĩnh đề xuất xây dựng, bổ sung 3 tuyến đường lớn

(Baohatinh.vn) - Trong số 4 dự án TP Hà Tĩnh đề xuất khởi công mới đầu tư giai đoạn 2026-2030 có 3 dự án đề xuất hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương và 1 dự án từ nguồn ngân sách tỉnh.

Thực hiện văn bản số 6290/UBND-TH6 ngày 18/10/2024 của UBND tỉnh về việc rà soát dự án khởi công mới dự kiến đầu tư giai đoạn 2026-2030; báo cáo số 460/BC-UBND ngày 30/9/2024 của UBND tỉnh về báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh, UBND thành phố đã có văn bản gửi Sở KH&ĐT đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 theo thứ tự ưu tiên.

Các dự án đề xuất hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương gồm: Giai đoạn 2 - Dự án đường vành đai phía đông TP Hà Tĩnh (Dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi tại các quyết định: số 956/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 và 2278/QĐ-UBND ngày 07/11/2022, trong đó giai đoạn 1 đã thực hiện và kế hoạch hoàn thành trong năm 2025); giai đoạn 2 (sau năm 2025) - xây dựng đoạn tuyến đường còn lại và cầu qua sông Cụt, với tổng chi đầu tư 379 tỷ đồng. Nguồn vốn đề xuất ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh giai đoạn 2026-2030 bố trí 300 tỷ đồng, ngân sách thành phố bố trí 79 tỷ đồng.

bqbht_br_144d4225454t17587l0.jpg
Giai đoạn 1 - Dự án đường vành đai phía đông thành phố Hà Tĩnh đã được triển khai từ tháng 2/2023. Ảnh tư liệu

Dự án đường vành đai phía bắc (đoạn từ đường Quang Trung, TP Hà Tĩnh đến thị trấn Thạch Hà), có quy mô đầu tư (dự kiến) dài 2,5km; điểm đầu giao với đường Quang Trung, điểm cuối giao với đường Lê Khôi, thị trấn Thạch Hà. Tổng mức đầu tư là 455 tỷ đồng, nguồn vốn đề xuất ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh giai đoạn 2026-2030 là 400 tỷ đồng, ngân sách thành phố là 55 tỷ đồng.

Dự án đường Nguyễn Trung Thiên (đoạn từ đường Nguyễn Du đến đường Ngô Quyền), có quy mô đầu tư (dự kiến) dài 2,15km; điểm đầu giao với đường Nguyễn Du điểm cuối giao với đường Ngô Quyền. Tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng, nguồn vốn đề xuất ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh giai đoạn 2026-2030 là 500 tỷ đồng, ngân sách thành phố là 50 tỷ đồng.

Các dự án đề xuất đều phù hợp với quy hoạch chung TP Hà Tĩnh và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh.

4256-9054-7444.jpg
Nguồn vốn đầu tư công đã góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại TP Hà Tĩnh.

Về dự án đề xuất hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh, gồm 1 dự án: Dự án đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số hạng mục Trung tâm Y tế thành phố Hà Tĩnh.

Quy mô đầu tư dự kiến: Nâng cấp từ quy mô 200 giường bệnh lên 500 giường bệnh với các nội dung cụ thể: xây dựng mới khu khám bệnh ngoại trú và khu điều trị hệ ngoại, hội họp, tiết chế dinh dưỡng; xây dựng mới các hạng mục phụ trợ; sửa chữa nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cũ... Tổng mức đầu tư dự kiến là 300 tỷ đồng; nguồn vốn đề xuất từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2026 - 2030.

Chủ đề Đầu tư công

Đọc thêm

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.