Hà Tĩnh phát triển công nghiệp nông thôn - “mắt xích” quan trọng xây dựng tỉnh nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Cùng với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh đang chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025.

Hà Tĩnh phát triển công nghiệp nông thôn - “mắt xích” quan trọng xây dựng tỉnh nông thôn mới

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019.

Ông Trần Huy Oánh - Chánh Văn phòng nông thôn mới (NTM) tỉnh Hà Tĩnh cho biết, với hiện trạng và lợi thế của tỉnh Hà Tĩnh, trong đề án xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020 - 2025, Hà Tĩnh sẽ tập trung phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp. Trong đó, tạo sự đột phá trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển công nghiệp chế biến; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Với lợi thế 137 km bờ biển, Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng nguồn hải sản dồi dào và nhiều làng nghề chế biến hải sản nổi tiếng như: Cương Gián, Xuân Hội (Nghi Xuân), Thạch Kim (Lộc Hà), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), Kỳ Xuân, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh), Kỳ Ninh, Kỳ Hà (TX Kỳ Anh)... Đây sẽ là một trong những mũi đột phá của Hà Tĩnh trong phát triển công nghiệp chế biến.

Hà Tĩnh phát triển công nghiệp nông thôn - “mắt xích” quan trọng xây dựng tỉnh nông thôn mới

Sản xuất nước mắm (thương hiệu nước mắm Lạch Kèn) tại HTX Chế biến thủy hải sản Thiên Phú, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân.

“Năm 2019, cùng với đăng ký tham gia Chương trình OCOP, Hội Chế biến thủy hải sản Kỳ Anh cũng được thành lập và thu hút được 8 HTX tham gia. Nhờ mạnh dạn đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên tổng sản lượng thủy hải sản năm 2019 đưa vào chế biến đạt 1.915 tấn, doanh thu đạt 63,5 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2018”, bà Lê Thị Khương - Chủ nhiệm Hội Chế biến thủy hải sản Kỳ Anh cho hay.

Theo bà Khương, ngoài việc các HTX đầu tư sản xuất, mở rộng được thị trường tiêu thụ thì điều quan trọng là giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động ngay chính tại mỗi làng quê. Và khi có việc làm, thu nhập ổn định thì tình hình an ninh trật tự, đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng sẽ được nâng lên.

Hà Tĩnh phát triển công nghiệp nông thôn - “mắt xích” quan trọng xây dựng tỉnh nông thôn mới

Phát triển làng nghề mộc truyền thống trong Cụm công nghiệp Thái Yên (Đức Thọ) gắn với du lịch làng nghề.

Năm 2019, Hà Tĩnh có 32 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Cụ thể, nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ 5 sản phẩm; nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm 18 sản phẩm; nhóm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí 3 sản phẩm; nhóm sản phẩm khác 6.

Đây là những sản phẩm thực sự đặc sắc, tiêu biểu, có chất lượng cao tại các địa phương; có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Mặc dù các doanh nghiệp, HTX đã đầu tư, xây dựng được chất lượng sản phẩm đảm bảo, tuy nhiên, việc phát triển, mở rộng sản xuất qui mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, cần “bàn tay” hỗ trợ của Nhà nước.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tường – Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, nhiều hạn chế về nguồn lực. Vì vậy, cần có thêm kinh phí đầu tư cho các dự án khuyến công, giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, qua đó, tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.

Hà Tĩnh phát triển công nghiệp nông thôn - “mắt xích” quan trọng xây dựng tỉnh nông thôn mới

Chế biến sâu sản phẩm nhung hươu góp phần gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp (Trong ảnh: Nhân viên Công ty cổ phần Nông nghiệp Hương Sơn chế biến, đóng gói sản phẩm nhung hươu).

“Trong đề án xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM đã đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển công nghiệp nông thôn như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, cụm ngành nghề nông thôn, đặc biệt là hạ tầng về sản xuất (giao thông, điện, môi trường) để phát triển các ngành nghề có lợi thế. Lựa chọn một số làng nghề đã phát triển, có khả năng phát triển cao để ưu tiên đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa đầu tư; gắn phát triển làng nghề với cụm công nghiệp làng nghề; nhân rộng mô hình xã hội hóa đầu tư các cụm công nghiệp làng nghề”, ông Trần Huy Oánh - Chánh Văn phòng NTM tỉnh cho hay.

Hy vọng, với những tiềm năng, lợi thế và xây dựng “chiến lược” bài bản trong phát triển công nghiệp nông thôn - một trong những nội dung “Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững” (tiêu chí số 3 - đề án tỉnh NTM) của Hà Tĩnh sẽ nhanh chóng được triển khai và đạt kết quả cao.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.