Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

(Baohatinh.vn) -  Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều ở Hà Tĩnh đã được ra mắt với 5 thành viên Hội đồng Quản lý quỹ.

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Sáng 25/9, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ ra mắt Quỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Tham dự buổi lễ có: Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam; các nhà nghiên cứu; đại diện Hội Kiều học các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Nam Định...

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, UBND huyện Nghi Xuân, các nhà nghiên cứu và hội viên Hội Kiều học tại Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Tại buổi lễ, đại biểu đã nghe Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Trung công bố quyết định về việc cấp phép thành lập và công nhận điều lệ Quỹ bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều; quyết định về việc công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều Hà Văn Thạch chia sẻ suy nghĩ về tầm vóc vĩ đại, có một không hai với những đóng góp to lớn cho dân tộc và nhân loại của Đại thi hào Nguyễn Du và tấm lòng tri ân sâu sắc của dân tộc và thế giới với Đại thi hào. Quỹ được ra mắt và đi vào hoạt động là nén tâm hương thành kính dâng lên ngày giỗ 200 năm của Đại thi hào. Đồng thời, mong muốn được tiếp tục được kết nối cùng các nhà nghiên cứu, học giả, lãnh đạo tỉnh và trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xây dựng Quỹ phát triển trong thời gian tới.

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Tại buổi lễ GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc thành lập Quỹ; mang tầm vóc mới cho mục tiêu chấn hưng, tạo dựng vốn con người với tâm và tài của Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng thời, gửi gắm hy vọng Quỹ sau khi được tạo lập sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ , cổ vũ mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu, học giả, những người yêu thích Truyện Kiều, Nguyễn Du...

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Cũng tại buổi lễ, Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chúc mừng sự ra đời của quỹ, đồng thời bày tỏ mong muốn quỹ có thể xây dựng bảo tàng ngoài trời về Nguyễn Du tại Khu lưu niệm Đại thi hào để mỗi du khách khi về đây được thỏa sức tắm trong bầu không khí Nguyễn Du, được hiểu rõ hơn về Đại thi hào và những kiệt tác văn học của cụ Nguyễn.

Hà Tĩnh ra mắt Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Hội Kiều học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tặng hoa chúc mừng cho các thành viên Hội đồng Quản lý quỹ.

Ngày 11/12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định số 3764/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều.

UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 28/6/2019 về việc công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều gồm 5 thành viên:

Ông Hà Văn Thạch, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ

Ông Võ Hồng Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ

Ông Nguyễn Xuân Hải, Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh, thành viên

Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, thành viên

Ông Thái Văn Sinh, Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, thành viên.

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.
“Những buổi ngày xưa vọng nói về...”

“Những buổi ngày xưa vọng nói về...”

Một ngày cuối tháng 5 lịch sử, tôi cùng cô trò lớp 6C - Trường THCS Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) thăm lại các chứng tích lịch sử của Thành Sen. Mỗi bước chân trên thành phố thân thuộc đã mở ra biết bao điều mới lạ, gắn kết thế hệ hôm nay với cha ông xưa…
Ấm mãi lời Người...

Ấm mãi lời Người...

Đã 67 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh nhưng trong tâm thức người dân vẫn luôn in đậm bóng hình và lời căn dặn của Người.