Hà Tĩnh siết chặt quản lý khoáng sản, không để “đất tặc, cát tặc” lộng hành!

(Baohatinh.vn) - Dù chưa thật sự là “điểm nóng”, nhưng nạn “đất tặc, cát tặc” vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Tĩnh. Minh chứng là từ tháng 7/2018 đến nay, tổ công tác liên huyện Đức Thọ - Vũ Quang – Hương Sơn đã phát hiện 48 vụ khai thác trái phép đất, cát lòng sông …

"Chảy máu" khoáng sản đất, cát – vì đâu?

Những năm gần đây, các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng mạnh nên nguồn vật liệu đất, cát phục vụ xây dựng cũng theo đó tăng cao. Tuy vậy, theo thông tin từ Sở TN&MT Hà Tĩnh, hiện các mỏ được cấp phép khai thác đối với đất san lấp mới đáp ứng hơn 28% nhu cầu, cát xây dựng 3%; 5/21 nhà máy sản xuất gạch tuynel có mỏ sét vật liệu…

Hà Tĩnh siết chặt quản lý khoáng sản, không để “đất tặc, cát tặc” lộng hành!

Xây dựng hạ tầng nhiều nên nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường theo đó tăng cao.

Tình trạng cung không đủ cầu từ các mỏ được cấp phép khiến các đối tượng “vươn vòi” khai thác cát trái phép. Mặt khác, việc khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép có lợi nhuận cao nên nhiều tổ chức, cá nhân tìm mọi các để khai thác “lậu”.

Tìm hiểu sâu về vấn đề này, có thể thấy rằng, công tác quy hoạch khoáng sản của Hà Tĩnh hiện chưa dự báo sát nhu cầu sử dụng gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, việc chấp hành quy định pháp luật sau cấp phép của các đơn vị hoạt động khoáng sản chưa cao.

Đến hết 2018, trong 27 mỏ đất, cát trên địa bàn thì có 2 mỏ chưa khai thác, 3 mỏ đang dừng hoạt động; 6 mỏ chưa bổ nhiệm giám đốc điều hành hoặc bổ nhiệm chưa đáp ứng về yêu cầu năng lực, trình độ theo quy định; 3 mỏ chưa lập thiết kế mỏ; 3 mỏ chưa ký hợp đồng thuê đất.

Hà Tĩnh siết chặt quản lý khoáng sản, không để “đất tặc, cát tặc” lộng hành!

Tình trạng hút cát trên sông còn diễn ra ở nhiều nơi đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các đơn vị liên quan

“Trong quá trình khai thác, các đơn vị chưa chú trọng tuân thủ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật, khai thác mỏ, sử dụng vượt diện tích cấp phép. Trong khi đó, mặc dù đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính nhưng các nội dung vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn” – Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành cho biết.

Vũ Quang là địa phương có hoạt động khai thác cát lòng sông trên địa bàn giáp ranh khá “sôi động”. Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Nguyễn Thiều Quang cho biết: Trên địa bàn có 2 mỏ cát được cấp phép hoạt động, không đủ so với nhu cầu sử dụng của người dân. Phương án khai thác được cấp phép là khai thác lộ thiên, nhưng gần như cả 2 mỏ đều sử dụng vòi để hút cát.

Đặc biệt, một nguyên nhân “nhãn tiền” dẫn đến tình trạng khai thác đất, cát trái được Đại tá Đặng Hoài Sơn – Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh phân tích là: Chính quyền địa phương cấp huyện, đặc biệt là cấp xã chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý, xử lý thiếu kiên quyết. Trong khi đó, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng liều lĩnh, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn.

Phân tích thêm về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Đặng Giang Trung cho biết, mặc dù lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã cố gắng, nhưng đối tượng vẫn tìm mọi cách, như khai thác ở thời điểm nhạy cảm, có hệ thống cảnh báo để chủ động tháo chạy…

Làm sao để quản chặt tài nguyên đất, cát?

Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp trong quản lý, khai thác khoáng sản, nhờ đó, hoạt động này được kiểm soát và không phát sinh các điểm nóng. Tuy nhiên, để lập lại trật tự, hạn chế thấp nhất việc “chảy máu” tài nguyên cũng như góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu ngân sách, cần sự vào cuộc quyết liệt, cứng rắn, trách nhiệm cao hơn của các đơn vị liên quan.

Hà Tĩnh siết chặt quản lý khoáng sản, không để “đất tặc, cát tặc” lộng hành!

Cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản hành vi khai thác cát trái phép.

Theo đó, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân và quy trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, lập bến bãi thu mua khoáng sản trái phép.

Quản lý chặt chẽ hóa đơn thuế đối với việc mua bán đất, cát; ngăn chặn có hiệu quả tình trang mua bán, sử dụng bất hợp pháp, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với cát, sỏi xây dựng.

Đặc biệt, để giải quyết vấn đề cốt lõi về “cung – cầu”, Sở TN&MT cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Đồng thời bổ sung các khu vực mới có tiền năng và điều kiện để tiến hành cấp mỏ.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh trong cuộc họp mới đây, ngành chức năng Hà Tĩnh cần sớm thành lập, tổ chức một số chuyên án để “đánh mạnh” vào hành vi vi phạm pháp luật này, qua đó thể hiện cụ thể việc quyết tâm của chính quyền trong siết chặt quản lý khoáng sản.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.