Hà Tĩnh tiếp tục “giữ lửa” trong xây dựng NTM, tạo sự ổn định kinh tế nông thôn

(Baohatinh.vn) - Trong bối cảnh khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh vẫn tiếp tục được “giữ lửa”, tạo sự ổn định kinh tế nông thôn.

Hà Tĩnh tiếp tục “giữ lửa” trong xây dựng NTM, tạo sự ổn định kinh tế nông thôn

Trong những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Quốc Tuấn, thôn Cao Phong, xã Đức Lĩnh vẫn ra vườn chăm sóc gần 1.000 gốc cam, chanh. Ảnh tư liệu

Xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang là một trong những địa phương dẫn đầu huyện, tỉnh về số lượng, quy mô hình kinh tế vườn đồi, chăn nuôi. Do có lợi thế vườn đồi, kinh nghiệm sản xuất nên các mô hình kinh tế ở đây ngày càng phát triển, có tính ổn định và bền vững cao.

Đến nay, địa phương có hơn 400 mô hình kinh tế vườn đồi, chăn nuôi cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Trong những ngày thực hiện “giãn cách xã hội”, Nhân dân Đức Lĩnh “cách ly” nhưng không “đứng yên”, vẫn ra vườn chăm sóc cây trồng.

Bí thư – Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh Nguyễn Xuân Thê cho biết, việc chủ động sản xuất trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đã góp phần rất quan trọng đối với an sinh xã hội. Đến nay, cây trồng đang phát triển tốt, hứa hẹn mùa vụ bội thu.

Hà Tĩnh tiếp tục “giữ lửa” trong xây dựng NTM, tạo sự ổn định kinh tế nông thôn

Nhân dân thôn Chế Biến, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn) đổ bê tông mở rộng mặt đường nội thôn theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ xi măng

Cùng với hoạt động chỉnh trang vườn hộ, chuồng trại phát triển sản xuất, 6 tháng đầu năm, phong trào làm giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng được các địa phương tập trung cao. Toàn tỉnh làm được 342,7 km đường giao thông (đạt 43% kế hoạch), 23,75 km kênh mương nội đồng. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, kênh mương nội đồng đóng góp quan trong trong thúc đẩy phát triển sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho biết, trong khi nhiều ngành nghề kinh tế, đặc biệt là dịch vụ, thương mại bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh thì trên lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vẫn đạt nhiều kết quả khá và chứng minh được tính “bền vững”, đáp ứng được an sinh, trật tự an toàn xã hội.

Hà Tĩnh tiếp tục “giữ lửa” trong xây dựng NTM, tạo sự ổn định kinh tế nông thôn

Sản xuất lúa vụ xuân 2020 năng suất đạt 55,3 tạ/ha

Cụ thể, 6 tháng đầu năm, lĩnh vực nông nghiệp đạt tăng trưởng 1,5%. Tổng sản lượng lương thực trên 36,6 vạn tấn (bằng 98,6% cùng kỳ). Diện tích trồng cam, bưởi Phúc Trạch áp dụng quy trình chứng nhận VietGAP đạt 1.047 ha (tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019). Chăn nuôi bò, hươu, gia cầm duy trì, phát triển ổn định.

Đặc biệt, mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhưng 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thành lập mới 223 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nổi bật như các mô hình trồng dưa lưới tại huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà; mô hình chăn nuôi gà ở Nghi Xuân, Cẩm Xuyên...

Hà Tĩnh tiếp tục “giữ lửa” trong xây dựng NTM, tạo sự ổn định kinh tế nông thôn

Mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng tại xã Yên Hồ (Đức Thọ) bước đầu cho hiệu quả

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng các sản phẩm OCOP Hà Tĩnh vẫn được tiêu thụ tốt. Tổng doanh thu của các sản phẩm tham gia OCOP 6 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 114,3 tỷ đồng, lợi nhuận 22,4 tỷ đồng; trong đó doanh thu của các sản phẩm đạt chuẩn OCOP đạt 86,753 tỷ đồng, lợi nhuận 16,977 tỷ đồng. Các sản phẩm đạt chuẩn đều có doanh số bán hàng tăng hơn so với trước khi tham gia chương trình.

Bà Đặng Thị Luận, Giám đốc HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng (xã Kỳ Ninh - TX Kỳ Anh) cho biết, mặc dù trong thời điểm “giãn cách xã hội”, các sản phẩm nước mắm, cá, ruốc… tiêu thụ có giảm, nhưng HTX vẫn đảm bảo việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Hà Tĩnh tiếp tục “giữ lửa” trong xây dựng NTM, tạo sự ổn định kinh tế nông thôn

HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng tạo việc làm ổn định cho 10 lao động

“Các HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn không chỉ giúp người dân có thu nhập, ổn định cuộc sống, mà qua đó người dân không có thời gian “nhàn cư vi bất thiện”, tiềm ẩn những mất ổn định trong thôn xóm” - ông Lê Công Đường, Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) khẳng định.

Mặc dù đang còn những khó khăn, thách thức, nhưng những nỗ lực trong xây dựng NTM 6 tháng đầu năm, đặc biệt là phát triển sản xuất đã góp phần quan trọng ổn định kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế nói chung, tạo sự ổn định và phát triển chung của tỉnh.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.