Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

(Baohatinh.vn) - Liên hoan là dịp để khán giả Hà Tĩnh và du khách được tìm hiểu, khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.

bqbht_br_33.jpg
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc liên hoan.

Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Tham dự chương trình có Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) Nông Quốc Thành; các nhà khoa học; đại diện lãnh đạo các đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Lâm Đồng, Quảng Nam.

Về phía Hà Tĩnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu; Bí thư Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh Đặng Ngọc Sơn; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Phát biểu khai mạc liên hoan, ông Nguyễn Viết Trường - Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, Phó Trưởng ban tổ chức festival nhấn mạnh: Cách đây đúng 10 năm, trong phiên họp ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp), dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện cho thấy thế giới đánh giá cao loại hình di sản độc đáo này của Việt Nam, là niềm vui lớn của Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng như nhân dân cả nước.

Tính đến nay, cùng với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Việt Nam đã có 15 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong đó có dân ca quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ, nghệ thuật bài chòi Trung Bộ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên...

bqbht_br_truong.jpg
Ông Nguyễn Viết Trường - Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, Phó Trưởng ban tổ chức festival phát biểu khai mạc.

Thời gian qua, tất cả các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam mà UNESCO ghi danh đều được các tỉnh, thành phố, cộng đồng Nhân dân chăm lo bảo tồn, gìn giữ và phát huy, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống.

bqbht_br_2-1403.jpg
Chương trình văn nghệ chào mừng liên hoan.

Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh do tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lần này là hoạt động nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa Việt Nam. Đồng thời, là dịp để các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên đang thực hành di sản mọi miền được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành, bảo vệ di sản. Qua đó, hướng tới phổ biến rộng rãi các di sản trong Nhân dân, kết nối văn hóa giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.

bqbht_br_44.jpg
Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho đại diện lãnh đạo các đoàn tham gia liên hoan.

Liên hoan sẽ diễn ra trong 2 buổi, tối 28/11 và 29/11 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.

Sau phần khai mạc, các đoàn tham gia biểu diễn các di sản tham dự liên hoan. Theo đó, trong tối 28/11 có đoàn Hà Tĩnh (dân ca ví, giặm và ca trù), Lâm Đồng (không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên), Bắc Ninh (dân ca quan họ). Tối 29/11 là các đoàn Nghệ An (dân ca ví, giặm), Phú Thọ (hát xoan) và Quảng Nam (nghệ thuật hát bài chòi).

Một số hình ảnh của các đoàn tham gia liên hoan:

bqbht_br_z6078652056672-0482808216401c7f38ade7a12173cd4a.jpg
Tiết mục Lời mẹ hát do Nghệ nhân Văn Sang thể hiện.
bqbht_br_z6078651984704-57d8266bad031f8391d3ebf085b9f1bc.jpg
Tiết mục Tổ khúc ví, giặm giao duyên do Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn.
bqbht_br_z6078651849741-d2647a462be102cd29836ce9106a514e-136.jpg
Các nghệ nhân đoàn Hà Tĩnh biểu diễn tiết mục ca trù Làm cho tỏ mặt nam nhi.
bqbht_br_z6078892063734-146a07f6fca287a5da44f856eabdb9a5.jpg
Đoàn tỉnh Lâm Đồng mang đến liên hoan những tiết mục ấn tượng, thể hiện dấu ấn văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.
bqbht_br_z6078891910435-8466c0124a6b0f62d6fa1fd01ff744df.jpg
Tiết mục Múa bên khung dệt của đoàn Lâm Đồng.
bqbht_br_z6078892239865-1844f5af96aecef65b6828f4ff99171b.jpg
Đồng giao, múa phụ họa: Pàm – Đi bắt tôm xúc cá, Dân ca K’Ho Lạch do đoàn Lâm Đồng biểu diễn.
bqbht_br_z6078893287421-c33087b56621eceb98aa05ca3b185dd1.jpg
Không kém phần hấp dẫn là các tiết mục của các liền anh, liền chị đến từ đoàn tỉnh Bắc Ninh với các làn diệu dân ca quan họ ngọt ngào, sâu lắng. Trong ảnh: Tiết mục Năm liệu bảy lo - dân ca quan họ lời cổ, do tốp ca nam nữ Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh biểu diễn.
bqbht_br_z6078893444003-39cd2b55befeeadeff9c842172fa3cc1.jpg
Tiết mục Vui bốn mùa - quan họ Bắc Ninh lời cổ, do tập thể diễn viên Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh biểu diễn.

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trẩy hội ngày xuân

Trẩy hội ngày xuân

Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.