Hà Tĩnh với mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả các đề án về nâng cao chất lượng dân số, tập trung chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới.

Hà Tĩnh với mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số

Hoạt động đối thoại cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành niên được tổ chức ở nhiều trường học (ảnh chụp tại trường THCS Hoa Liên huyện Nghi Xuân).

Buổi sinh hoạt ngoại khóa về tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản thanh niên, vị thành niên của Trường THCS Hoa Liên (Nghi Xuân) trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn bởi hoạt động đối thoại giữa cán bộ dân số tỉnh với học sinh.

Không khí cởi mở, sôi động đã giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi tìm hiểu, chia sẻ những “điều khó nói”. Em Phan Thị Tú Quyên - lớp 8A cho biết: “Những kiến thức mới mẻ tại buổi giao lưu đã giúp em hiểu rõ hơn về quá trình phát triển tâm sinh lý, từ đó thấy được sự quan trọng của việc tự chăm sóc sức khỏe (CSSK) sinh sản”.

Hà Tĩnh với mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số

Người già ở Hương Khê được chăm sóc sức khỏe nhờ thụ hưởng đề án về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Hoạt động trên cho thấy, ngành dân số Hà Tĩnh đang khắc phục những khó khăn trong một năm đầy biến động, với mục tiêu tất cả mọi đối tượng, mọi độ tuổi đều được tiếp cận các kiến thức, dịch vụ CSSK sinh sản. Theo đó, các huyện, thành, thị trên toàn tỉnh đã đồng loạt triển khai hoạt động của các đề án nâng cao chất lượng dân số.

“Việc tổ chức các hoạt động CSSK người cao tuổi trên địa bàn như: hội thi, khám sức khỏe, phong trào TDTT… đã lan tỏa lối sống tích cực trong cộng đồng, góp phần động viên, khích lệ người cao tuổi sống vui, sống khỏe. Đối với đề án sàng lọc trước và sơ sinh, huyện đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra với 150 ca lấy mẫu máu gót chân nhằm phát hiện sớm bệnh tật cho trẻ”, Quyền Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hương Khê Nguyễn Trường Lâm cho biết.

Hà Tĩnh với mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số

Trẻ sơ sinh ở Nghi Xuân được lấy mẫu máu gót chân để sàng lọc các loại bệnh liên quan đến đường máu

Từ năm 2018, Hà Tĩnh đã được tiếp cận chương trình, mục tiêu nâng cao chất lượng dân số thông qua các mô hình, đề án: sàng lọc trước và sơ sinh, CSSK người cao tuổi, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân. Đến nay, mô hình CSSK người cao tuổi, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân đã được nâng cấp thành đề án với việc mở rộng địa bàn, tăng nguồn kinh phí để ngày càng có nhiều người dân được hưởng lợi. Với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng từ các nguồn Trung ương, của tỉnh, các đề án đã đến được với người dân khắp các vùng, miền.

Chị Hoàng Thị Thùy Dương - cán bộ Phòng Truyền thông, Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh cho hay: “Trong năm 2020, đề án sàng lọc trước và sơ sinh đã được triển khai tại 216 xã, phường với gần 11.000 bà mẹ, trẻ em tiếp cận các dịch vụ. Đề án tăng cường tư vấn, cung cấp dịch vụ DS/KHHGĐ cho thanh niên, vị thành niên được triển khai tại 64 xã, phường đã cung cấp kiến thức cho hàng chục ngàn lượt thanh thiếu niên ở các trường học. Đề án CSSK người cao tuổi đã tạo điều kiện cho 20 ngàn người ở 100 xã, phường được khám, CSSK định kỳ và cấp thuốc; tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TDTT giúp các cụ sống vui, sống khỏe, phát huy vai trò “cây cao bóng cả” tại cộng đồng”.

Hà Tĩnh với mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số

Tăng cường công tác tuyên truyền vẫn là giải pháp để ngành dân số thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra

“Công tác dân số ở Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn khi tỉnh vẫn là địa phương có mức sinh cao của cả nước. Chính vì thế, sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh với việc duy trì và mở rộng các đề án nâng cao chất lượng dân số là động lực để Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện song song 2 nhiệm vụ, vừa giảm sinh, vừa nâng cao chất lượng dân số nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, ông Bùi Quốc Hùng - Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ Hà Tĩnh chia sẻ.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.