Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu “Gạo rươi Đức Thọ”

(Baohatinh.vn) - UBND huyện Đức Thọ phối hợp Sở Khoa học - Công nghệ, Công ty TNHH luật ALIAT vừa tổ chức hội thảo góp ý phát triển sản phẩm “Gạo rươi Đức Thọ”.

Chiều 9/4, UBND huyện Đức Thọ phối hợp Sở Khoa học & Công nghệ, Công ty TNHH luật ALIAT (TP Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu và phương án phát triển thị trường sản phẩm “Gạo rươi Đức Thọ”.

A2.jpg
Đại biểu dự hội thảo.

Hiện tại, huyện Đức Thọ có trên 100 ha sản xuất lúa trên ruộng rươi, tập trung tại 3 xã, trong đó Bùi La Nhân 47 ha, Yên Hồ 43 ha, Quang Vĩnh 11 ha; gồm 3 loại giống chủ lực là ST 24, ST 25 và VNR 20.

1 kg gạo ruộng rươi hiện có giá trên thị trường 35.000 đồng. Năm 2023 “Gạo rươi Đức Thọ” đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận.

A.jpg
Phó Giám đốc Sở KH&CN Phan Trọng Bình: Ưu điểm của lúa gạo được sản xuất trên ruộng khai thác rươi là sản phẩm hữu cơ 100%. Bởi lúa gạo ruộng rươi không sử dụng bất kỳ một loại phân bón hóa học nào. Tuy năng suất lúa ruộng rươi không cao nhưng lại có giá trị lớn. Thị trường của gạo ruộng rươi không chỉ bó hẹp trong nước, mà còn có thể xuất khẩu ra các nước.

Tại hội thảo, Công ty TNHH luật ALIAT trình bày phương án phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo rươi Đức Thọ”; hướng dẫn trình tự, thủ tục đề nghị cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo rươi Đức Thọ”; hướng dẫn sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mang nhãn hiệu chứng nhận “Gạo rươi Đức Thọ”...

A3.jpg
Bà con nông dân trao đổi tại hội thảo.

Góp ý tại hội thảo, bà con nông dân khẳng định, trong quá trình sản xuất, gạo rươi Đức Thọ tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, 100% quy trình sản xuất hữu cơ. Vì vậy, mong muốn các cơ quan chức năng sớm thống nhất ban hành bộ nhận diện thương hiệu, cũng như logo “Gạo rươi Đức Thọ”; cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho bà con, để sản phẩm đủ các điều kiện về mặt pháp lý, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.