Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về thủ tục khám, chữa bệnh BHYT

Bộ Y tế bãi bỏ 2 thủ tục hành chính lĩnh vực BHYT: Ký Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT lần đầu; Ký Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với cơ sở khám bệnh...

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc công bố 02 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ và công bố 02 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT ) thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Quyết định số 7291/QĐ-BYT ngày 7/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực BHYT thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.

Theo đó, Bộ Y tế bãi bỏ 2 thủ tục hành chính lĩnh vực BHYT: (1.003048) Ký Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT lần đầu; (1.003034) Ký Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện trong việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực thi hành khi Quyết định này có hiệu lực thi hành tại Quyết định số 7291/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về thủ tục khám, chữa bệnh BHYT

Bộ Y tế bãi bỏ 2 thủ tục hành chính lĩnh vực BHYT: Ký Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT lần đầu; Ký Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với cơ sở khám bệnh...

Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau:

Thành phần hồ sơ:

- Thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em dưới 06 tuổi.

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT theo Mẫu TK1-TS.

- Giấy hẹn khám lại.

- Giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT.

- Hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Trình tự thực hiện

- Người tham gia BHYT khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc Căn cước công dân.

Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp... hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Đối với trẻ em dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.

- Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có phải có Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám, chữa bệnh.

- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám, chữa bệnh.

- Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Thời hạn giải quyết: Quyết định của Bộ Y tế nêu rõ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT giải quyết ngay sau khi xuất trình thẻ BHYT và thành phần hồ sơ.

Trước đó, ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.

Nghị định này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao cho các cơ quan liên quan, đặc biệt là ngành BHXH Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT theo quy định.

Chủ trì Hội nghị triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: “Các quy định mang tính chất đổi mới của Nghị định 75/2023/NĐ-CP thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho cả người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động quản lý nhà nước về BHYT; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT”.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.