Hương Sơn phát động đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19

(Baohatinh.vn) - Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã phát động đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả trong điều kiện bình thường mới để phát triển KT-XH trên địa bàn.

Hương Sơn phát động đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19

Chiều 8/12, huyện Hương Sơn tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ và phát động đợt cao điểm phòng, chống COVID-19 trên địa bàn.

Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn, toàn huyện hiện 19 ca F0 đang được điều trị tại các cơ sở y tế và 87 trường hợp F1 áp dụng biện pháp cách ly tại nhà, 7 trường hợp cách ly tập trung tại Cổng B, xã Sơn Tây.

Huyện cũng đang quản lý, giám sát tại nhà 266 người, trong đó có 163 người đi về từ các địa phương có nguy cơ rất cao; theo dõi sức khỏe 1.294 người.

Từ tháng 4/2021 đến nay, huyện Hương Sơn đã hoàn thành 18 đợt tiêm vắc-xin COVID-19, với kết quả tiêm cho người dân từ 18 tuổi trở lên 73.524/82.252 người, đạt tỷ lệ bao phủ 89,4% và tiêm vắc-xin cho người từ 15 đến dưới 18 tuổi 4.240 người.

Hương Sơn phát động đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19

Ông Lê Nhật Thành - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn: Các địa phương cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ các trường hợp đang thực hiện cách ly y tế tại nhà, nhất là các trường hợp đi từ vùng dịch về.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, huyện Hương Sơn đưa ra 10 nhiệm vụ trọng tâm trong đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân để chủ động, quyết liệt, linh hoạt trong công tác phòng, chống dịch.

Các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại, tính chất, mức độ nguy hiểm, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và từ bên ngoài vào địa phương.

Ngoài ra, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân, chấp hành thông điệp 5K để đảm bảo phòng, chống dịch; các địa phương cần siết chặt quản lý, cách ly người đến/về từ vùng nguy cơ cao, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh lây nhiễm trong cộng động.

Đặc biệt, triển khai thực hiện việc cách ly, điều trị F0 không có triệu chứng đủ điều kiện cách ly y tế tại nhà. Rà soát, vận động, thuyết phục công dân từ 18 tuổi trở lên tham gia tiêm chủng vắc-xin COVID-19, đạt 90% trở lên.

Hương Sơn phát động đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19

Ông Hồ Thái Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân triển khai thực cách ly, điều trị F0 không có triệu chứng đủ điều kiện cách ly y tế tại nhà.

Mặt khác, triển khai, thực hiện đồng bộ hệ thống phần mềm PC-COVID và quét mã QR code phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn; động bộ hóa dữ liệu dân cư; 100% người tiêm vắc xin được nhập dữ liệu thông tin vào phần mềm điện tử; 100% cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm ứng dụng PC-COVID và quét mã QR.

Phát động đợt cao điểm với quyết tâm cao nhất không để dịch bệnh COVID-19 lan rộng để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện trong thời giam tới nhằm phát triển KT - XH trên địa bàn.

Hương Sơn phát động đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19

Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ nhấn mạnh: Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt từ nay đến tết Nguyên đán 2022 có nguy cơ rất cao. Bởi vậy, các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện với phương châm “4 tại chỗ”.

Trong đó, tăng cường vai trò của Tổ Giám sát và tuyên truyền phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng trong việc rà soát, giám sát, quản lý người dân đến/về trên địa bàn; phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 trong cộng đồng; bảo đảm 100% trường hợp ho, sốt… tại các địa bàn đều được quản lý, giám sát.

Đặc biệt, tiến hành xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao, tập trung đông người như: nhà hàng dọc đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 8, các thị tứ, thị trấn; tại các cơ sở khám chữa bệnh, chợ, bến xe và các nhóm nguy cơ như: lái xe, chạy xe mô tô chở khách, người giao hàng…

Tin liên quan:

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.