Khơi tiềm năng, sát cánh nhà đầu tư làm giàu trên miền “núi thơm”

(Baohatinh.vn) - Với nhiều tiềm năng, lợi thế cùng tâm thế chủ động hội nhập, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư, tích cực khai thác các nguồn lực để tạo bước đột phá trên con đường đổi mới và hội nhập.

Khơi tiềm năng, sát cánh nhà đầu tư làm giàu trên miền “núi thơm”

Hương Sơn là huyện miền núi thích hợp cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Ảnh: Minh Lý

Hương Sơn là huyện miền núi có 16.481 ha đất sản xuất nông nghiệp, 82.985 ha đất lâm nghiệp với địa hình lắm sông, nhiều suối, tạo ra những tiểu vùng thích hợp cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc và phát triển nghề rừng.

Nơi đây còn có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú, đa dạng, nhiều loại có giá trị và trữ lượng khá lớn, như: Quặng sắt ở xã Sơn Trường; quặng sắt limonit, thiếc ở xã Sơn Kim 1; than đá ở xã An Hòa Thịnh; đá vôi ở xã Sơn Lâm; vàng ở các xã Sơn Quang, Sơn Tây; sericit ở các xã Sơn Bình, Sơn Long, Sơn Trà. Đây là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư khai thác, chế biến nhằm tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho địa phương.

Khơi tiềm năng, sát cánh nhà đầu tư làm giàu trên miền “núi thơm”

Đua thuyền trên sông Ngàn Phố - hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc được huyện Hương Sơn tổ chức đầu Xuân thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương

Đặc biệt, Hương Sơn có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kỳ vĩ, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, cùng hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh nhiệt đới với hệ động thực vật đa dạng, phong phú, thỏa sức cho du khách khám phá, trải nghiệm du lịch mạo hiểm.

Khơi tiềm năng, sát cánh nhà đầu tư làm giàu trên miền “núi thơm”

Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim thật sự là điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng

Khu du lịch sinh thái nước khoáng Sơn Kim trải rộng trên diện tích hơn 300 ha, với nguồn nước khoáng trữ lượng lớn, độ sâu trên 1.000m, nhiệt độ trên 90oC. Với cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng và nguồn nước khoáng nóng không nơi nào sánh được, Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim thật sự là điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng, là món quà đầy ý nghĩa cho sức khỏe du khách muôn phương.

Quần thể Khu du lịch sinh thái Hải Thượng với diện tích 20 ha nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng hùng vĩ, khu du lịch như một thung lũng biệt lập nhưng cũng không kém phần tiện nghi.

Khơi tiềm năng, sát cánh nhà đầu tư làm giàu trên miền “núi thơm”

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Hằng năm, vào ngày 13 tháng Giêng, UBND huyện Hương Sơn tổ chức lễ hội nhằm tri ân công lao to lớn của vị Đại danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Cùng với các di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ tâm linh như: Nhà thờ, khu mộ, tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; mộ, nhà thờ Khai quốc công thần Nguyễn Tuấn Thiện, Nguyễn Lỗi; di tích danh tướng Cao Thắng; chùa Nhiễu Long, chùa Tượng Sơn, đền Đức Mẹ… Đó là cơ sở hình thành chuỗi du lịch tâm linh - tắm nước khoáng - tham quan - nghỉ dưỡng - mua sắm; tạo điểm dừng trong các tour du lịch nội tỉnh, quốc tế.

Hương Sơn có hệ thống giao thông đồng bộ và thuận lợi, với 3 tuyến quốc lộ đi qua. Quốc lộ 8A theo hướng Đông - Tây, nối quốc lộ 1A với Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - con đường bộ ngắn và thuận lợi nhất từ Hà Nội sang Lào, cũng như đến 6 tỉnh Đông Bắc Thái Lan; đường Hồ Chí Minh theo hướng Bắc - Nam; quốc lộ 8C nối quốc lộ 8A với quốc lộ 46 đi Cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)... thuận lợi cho vận tải hành khách và hàng hóa, đó là tiềm năng, thế mạnh rất lớn của huyện.

Khơi tiềm năng, sát cánh nhà đầu tư làm giàu trên miền “núi thơm”

Hương Sơn có hệ thống giao thông đồng bộ và thuận lợi, với 3 tuyến quốc lộ đi qua (8A, 8C và đường Hồ Chí Minh)

Nguồn lao động dồi dào, với gần 55.000 người (chiếm 47% dân số), trong sản xuất, người dân Hương Sơn luôn chịu khó, không nản chí, sáng tạo, năng động, ham học hỏi, nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay luôn nỗ lực phấn đấu để xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Những năm qua, Hương Sơn tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động công bố các quy hoạch, thông tin thu hút đầu tư; quảng bá, giới thiệu rộng rãi tiềm năng, lợi thế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cấp ủy, chính quyền, ban, ngành huyện thực hiện tốt công tác phối hợp, hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư xúc tiến vào địa bàn.

Khơi tiềm năng, sát cánh nhà đầu tư làm giàu trên miền “núi thơm”

Trang trại chăn nuôi bò sữa Vinamilk tại xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn - một tromg những dự án được địa phương thu hút

Đến nay, trên địa bàn Hương Sơn có 385 doanh nghiệp đang hoạt động, UBND tỉnh cấp phép 26 dự án, tổng mức đầu tư 1.931,15 tỷ đồng; huyện cấp phép 14 dự án tổng mức đầu tư 27,7 tỷ đồng. Nhiều dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động, bước đầu cho hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tuy đã đạt được những kết quả trong thu hút đầu tư, song các tiềm năng, lợi thế trên địa bàn huyện vẫn chưa được khai thác tối đa bởi thiếu vốn và các điều kiện hỗ trợ khác. Thời gian tới, huyện Hương Sơn mong Trung ương, các bộ, ngành và tỉnh quan tâm hơn nữa trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 8A, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống thông tin liên lạc… để thu hút nhà đầu tư vào địa bàn.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.