Khống chế nhanh, không để lan rộng các ổ dịch trên đàn gia súc

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện/thành phố/thị xã, Giám đốc Sở NN&PTNT và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai các nội dung khống chế nhanh các ổ dịch tai xanh, dịch tả đã phát sinh, không để bùng phát, lây lan ra diện rộng, đồng thời chủ động phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm.

khong che nhanh khong de lan rong cac o dich tren dan gia suc

Làm thủ tục tiêu hủy đàn lợn mắc bệnh tai xanh ở Cẩm Nam (Cẩm Xuyên)

Theo đó, đối với các địa phương có dịch trong thời gian qua (Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê), Chủ tịch UBND các huyện chỉ đạo tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, xử lý dứt điểm các ổ dịch trên đàn lợn.

Chủ tịch UBND các huyện/thành phố/thị xã khẩn trương tổ chức tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và sản phẩm động vật; nơi công cộng, đường làng ngõ xóm;

Tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đến tận thôn, xóm, cơ sở chăn nuôi nhằm theo dõi, phát hiện và báo cáo dịch bệnh kịp thời; thực hiện khẩn cấp các biện pháp đồng bộ để xử lý, bao vây, khống chế, dập các ổ dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng; đồng thời kiểm điểm nghiêm túc và có hình thức xử lý kỷ luật theo quy định đối với tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch, để dịch lây lan sang địa phương khác;

Tổ chức tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng đợt II năm 2016 hoặc số mới phát sinh đảm bảo 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm được tiêm phòng; nhất là đối với đàn lợn và đàn gia cầm;

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm; bố trí lực lượng kiểm tra, phúc kiểm thường xuyên, liên tục tại các chợ, đầu mối giao thông; lập các Đoàn kiểm tra liên ngành định kỳ, đột xuất kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời; đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm trong quản lý, thực thi nhiệm vụ chuyên môn và các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trốn tránh kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y, đặc biệt là các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm mắc bệnh phải bị xử lý nghiêm;

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên bám sát cơ sở để kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm; cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin, dụng cụ, hóa chất đảm bảo chất lượng phục vụ phòng, chống dịch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Đợt mưa lũ kéo dài trên địa bàn tỉnh khiến nhiều nơi bị ngập sâu, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, sức đề kháng của gia súc, gia cầm bị suy giảm. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt II năm 2016 đạt tỷ lệ thấp, đặc biệt vắc xin dịch tả lợn tiêm đạt 37,4%, tụ huyết trùng lợn đạt 34,6%, vắc xin cúm gia cầm đạt 10,9%; công tác quản lý mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm (nhất là việc nhập con giống vào địa bàn) còn nhiều hạn chế, nên nguy cơ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm rất cao.

Các xã: Thạch Long (Thạch Hà), Cẩm Nam, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) đang có dịch tai xanh ở lợn. Các xã Hương Trạch (Hương Khê), Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) đang có dịch tả trên đàn lợn chưa qua 21 ngày.

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.