Không cùng “đẳng cấp”?!

(Baohatinh.vn) - Một ngày, bỗng làng facebook đang yên ổn lại nổi “rần rần” vì một nhóm phụ huynh tranh cãi chuyện xã hội hóa tiền quỹ của một lớp mẫu giáo bé tại trường A.

Việc đóng nộp đầu năm cho con em vốn đã nhạy cảm, lại càng nóng hơn khi mâu thuẫn xảy ra ở trường mầm non A - một trường được đầu tư hiện đại, theo chuẩn quốc tế. Đại thể, hội phụ huynh nọ đề xuất đóng nộp 1 triệu đồng/năm/cháu cho quỹ lớp ngoài tiền thu của nhà trường.

khong cung dang cap

Biếm hoạ từ internet

Phần lớn coi đó là món tiền “nhỏ như cái móng tay” vì trường học “đẳng cấp” thì phụ huynh cũng phải “đẳng cấp”. Tuy nhiên, chủ trương đó không nhận được sự đồng thuận của một bộ phận nhỏ phụ huynh khác.

Thế là màn “múa kiếm” bắt đầu! Nào là “cho con học trường cao cấp mà tiền đi cô còn tiếc thì chuyển trường đi”; rồi “cho ra trường công mà học…”; thậm chí còn có ý kiến đề xuất gạt tên cháu ra khỏi tập thể lớp…

Lời qua tiếng lại, càng lúc càng gay gắt, tới lúc chẳng còn ai để ý đến chuyện tế nhị nữa, tất cả được “bung lụa” hết mức, công khai khắp, cư dân mạng đều biết đến!

Nghĩ cũng lạ, ở ngôi trường được xây dựng hiện đại nhất nhì tỉnh, chắc “mặt bằng” nhận thức phụ huynh cũng phải “chất lượng cao” trở lên cả, thế mà, chỉ một mâu thuẫn từ một khoản đóng nộp không quá lớn cũng không ngại ngần bung ra những điều thiếu tế nhị trước cộng đồng?

Người ta có đủ tiền để cho con học trường cao cấp, mỗi tháng chi phí gấp đôi trường công khác, chi không tiếc tay tiền đầu tư cho hoạt động riêng của lớp, nhưng lại tính toán với một vài đứa trẻ bị cho rằng không cùng “đẳng cấp”.

Ở trường con tôi học, chuyện thu - chi đầu năm lắm lúc cũng gây tranh cãi. Có điều, chẳng ai so đo với nhau chuyện nộp nhiều hay nộp ít, việc vận động xã hội hóa là tùy vào khả năng tài chính của mỗi phụ huynh.

Và người ta sẵn sàng chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Nhìn cuộc “ẩu đả” của các bậc phụ huynh trên mạng xã hội, càng thương những đứa trẻ thơ ngây trước những toan tính, hành động không đẹp của người lớn.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.