Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các ngành, địa phương Hà Tĩnh tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng để triển khai các biện pháp ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.

Sáng nay (1/8), tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai với 21 địa phương từ Quảng Ninh tới Bình Định triển khai các giải pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới (có thể mạnh lên thành bão) trên Biển Đông.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Toàn cảnh cuộc họp phòng, chống áp thấp trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai vào sáng 1/8. Ảnh: Báo NNVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Tại điểm cầu Hà Tĩnh còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 1/8, vị trí trung tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 10 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ởkhoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới lúc 10h sáng nay (1/8/2020)

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật và lốc xoáy.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.

Đến 10 giờ ngày 3/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Các sở ngành và địa phương Hà Tĩnh tham dự cuộc họp ứng phó với ATNĐ.

Tại Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, di chuyển hướng về đất liền các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nên từ ngày 1 đến ngày 3/8, tỉnh ta có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 500mm/đợt.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đại diện Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Nam Hà Tĩnh cung cấp thông tin về tình hình các hồ đập.

Tổng lượng mưa tính tới ngày 28/7, các trạm thuỷ văn xấp xỉ 600mm, bằng 82% lượng mưa trung bình năm ngoái (TBNN) và đạt gần 24% tổng lượng mưa TBNN, tương đương với lượng mưa các tháng đầu năm 2019.

Hà Tĩnh vừa trải qua một đợt nắng nóng kéo dài, mực nước sông, suối, hồ chứa đang rất thấp (hồ Kẻ Gỗ mực nước +22,63/32,5m); dung tích 116/345 triệu m3; hồ Sông Rác mực nước +17,72/23,2m, dung tích 52,6/124 triệu m3, hồ Ngàn Trươi mực nước +37,5/52m, dung tích 310/775 triệu m 3.

Tính đến hết ngày hôm qua, theo báo cáo của các địa phương đã có gần 1.500ha/44.250ha lúa hè thu đã trổ; có 14 phương tiện tàu, thuyền/87 lao động đang hoạt động trên biển, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa thu hoạch.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đến 10h sáng nay (1/8), đã có 251 tàu thuyền của ngư dân vào cảng Cửa Sót (Lộc Hà - Hà Tĩnh) tránh trú áp thấp nhiệt đới.

Một số công trình phòng chống thiên tai đang thi công dở dang như: tràn và cống 19/5 trên đê Phúc Nhượng Long; tuyến đê biển Nghi Xuân đoạn từ K32 + 693 đến K37 + 441; tuyến đê Lộc - Hà đoạn từ K4 + 485 đến K6 + 448; hệ thống kênh Linh Cảm; hồ Khe Trường, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê và hồ Cây Trâm, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang rất dễ thiệt hại khi có mưa lớn.

Tại hội nghị, các đại biểu bộ, ngành và địa phương đã tập trung bàn các giải pháp trọng tâm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại người và tài sản do mưa bão gây ra.

Chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia theo dõi sát diễn biến của ATNĐ, có dự báo, cảnh báo chính xác để thông tin kịp thời đến các địa phương, ngươi dân nhằm ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì chủ trì cuộc họp trực tuyến. Ảnh: Báo NNVN

Theo Phó Thủ tướng, ATNĐ có thể mạnh lên thành bão và đây có thể là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào đất liền (phía Nam vùng Đồng bằng Bắc Bộ). Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của cơn bão này rất rộng, từ vĩ tuyến 16 trở ra.

Để giảm thiểu thiệt hại do tình hình bão lũ gây ra với người và tài sản, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban ngành, các địa phương, nhất là các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp cần chủ động, quyết liệt ứng phó với mọi hình thái thời tiết do ATNĐ và bão có thể gây ra. Tiến hành rà soát, kiểm đếm tàu thuyền trên biển, đặc biệt là vùng nguy hiểm, hướng dẫn tàu thuyền đến nơi trú ẩn an toàn.

Các địa phương, đơn vị cần lên phương án di dời dân ở vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất; đảm bảo an toàn cho khách du lịch; có biện cấp bách xử lý đảm bảo an toàn cho đê biển, vận hành an toàn hệ thống hồ đập, chủ động tiêu úng; vận hành an toàn hồ đập thủy điện, phòng chống lũ cho hạ du; dự trữ lương thực, hàng hoá thiết yếu...

“Các địa phương, bộ ban ngành cần chủ động các phương án phòng chống thiên tai nhưng cũng cần phù hợp với tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp”, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các ngành, địa phương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người, tài sản trong mưa lũ ở Hà Tĩnh

Các sở ngành phối hợp với địa phương tổ chức, hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền trong các khu neo đậu đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; có phương án đảm bảo an toàn cho các khu nuôi trồng thủy, hải sản; kiểm tra ngay các hệ thống tiêu thoát lũ, đảm bảo vận hành tiêu úng kịp thời tránh ngập úng cho lúa Hè Thu.

Rà soát ngay các vùng dân cư trong vùng nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất để chủ động thông báo cho các hộ dân chủ động ứng phó; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa nước xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cao.

“Yêu cầu các địa phương phải chủ động lên phương án ứng phó với ATNĐ có thể mạnh lên thành bão với tinh thần kiểm soát sát sao nhất, gắn với trách nhiệm cụ thể người đứng đầu. Dứt khoát không để phát sinh tình huống gây thiệt hại về người và tài sản trong mưa lũ”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Thời tiết - Khí hậu

Chủ đề Bão đổ bộ vào Hà Tĩnh

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.