Kinh tế tập thể tạo việc làm cho gần 3.000 lao động Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là HTX ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang có bước chuyển mạnh mẽ, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

Kinh tế tập thể tạo việc làm cho gần 3.000 lao động Lộc Hà

Nuôi rồng thủy hải sản là thế mạnh trong phát triển kinh tế tập thể của huyện Lộc Hà

HTX Chế biến thủy hải sản Ánh Dương - đơn vị tiêu biểu trong khu vực KTTT của huyện Lộc Hà, được thành lập năm 2013. Từ đó đến nay, HTX không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng, doanh thu đạt 4-5 tỷ đồng/năm.

Giám đốc HTX Trần Xuân Hồng cho biết: “Hiện HTX có 10 lao động thường xuyên với mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm chủ lực của HTX là nước mắm, ruốc mặn, ruốc chua, mắm nêm… được người tiêu dùng tại nhiều vùng miền trong cả nước đánh giá cao về chất lượng”.

Ông Hồng tự hào cho biết thêm: Cuối năm 2018, HTX được Sở NN&PTNT cấp giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm sạch, an toàn HTX; giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt ngành chế biến (GMP).

Kinh tế tập thể tạo việc làm cho gần 3.000 lao động Lộc Hà

Giám đốc HTX Chế biến Thủy hải sản Ánh Dương - Trần Xuân Hồng, giới thiệu phương pháp sục khí nguyên liệu trong chế biến nước mắm, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hiện trên địa bàn Lộc Hà còn có 9 HTX tham gia liên kết, sản xuất theo chuỗi sản phẩm, bao tiêu cả đầu ra và đầu vào. Đó là: HTX Tân Trường Sinh, HTX 27/7, HTX Thanh niên thôn Thượng Phú, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Golden Star, Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ nuôi trồng thủy sản, HTX Sản xuất nông nghiệp và Thủy sản Lộc Hà...

Tính đến tháng 6/2019, toàn huyện có 111 tổ hợp tác (THT) và 89 HTX (86 HTX, 3 quỹ tín dụng), tăng 86 HTX so với năm 2003. Trong số THT đang hoạt động, có khoảng 70-74% THT hoạt động có hiệu quả. Doanh thu bình quân của THT tăng đều qua các năm (năm 2013 là 400 triệu đồng đến năm 2018 là 1 tỷ đồng). Thu nhập bình quân của 1 thành viên THT giao động từ 3-3,5 triệu đồng/tháng.

Trong số 89 HTX, có 13 HTX hoạt động hiệu quả; 37 HTX hoạt động trung bình. Năm 2018, doanh thu bình quân của mỗi HTX khoảng 1 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân 80 - 100 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của mỗi thành viên và lao động khoảng 1,5 - 3 triệu đồng/tháng; tạo việc làm cho 2.891 lao động/5.570 thành viên.

Kinh tế tập thể tạo việc làm cho gần 3.000 lao động Lộc Hà

Kinh tế tập thể là loại hình thu hút nhiều lao động nữ tại huyện Lộc Hà.

Phó Bí thư Huyện ủy Trần Xuân Lương khẳng định: Khu vực KTTT mà nòng cốt là HTX đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục phát huy vai trò trong việc hỗ trợ kinh tế hộ phát triển SXKD, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện...

Dù còn đó những hạn chế, khó khăn như: Quy mô nhỏ, mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh chưa cao; số lượng HTX có mức lãi còn ít, thiếu vốn… nhưng có thể nói, khu vực kinh tế tập thể ở Lộc Hà đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.