Ký ức mâm cơm chiều 30 tết

(Baohatinh.vn) - Ở miền hạ Can Lộc (Hà Tĩnh), những năm 1990, làng tôi còn nghèo lắm. Dù vậy, hầu như nhà nào trong làng cũng cố gắng dành dụm để có mâm cơm chỉn chu dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày cuối năm.

Ký ức mâm cơm chiều 30 tết

Mâm cơm chiều 30 tết được chuẩn bị chu đáo nhằm bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ảnh: Internet

Tôi nhớ cảm giác thành kính và thiêng liêng khi nhìn mẹ chuẩn bị mâm cơm cúng vào chiều 30 tết. Trước đó, mẹ tỉ mẩn nhẩm tính sẽ mua gì, làm món gì, rồi căn dặn các chị rửa lại bát đũa cất riêng trong chạn, mỗi năm chỉ dùng 1 - 2 lần..

Không chỉ chuẩn bị những thứ ngon nhất, mẹ còn quan sát kỹ trong quá trình làm mâm cỗ. Chẳng hạn, việc vo gạo nấu nồi cơm cúng tổ tiên, mẹ cẩn thận không để hạt gạo nào rơi ra ngoài đất. Nước vo gạo cũng được mẹ cất riêng một thùng, đợi cúng cỗ xong mới đổ vào nồi cám lợn… Nhiều lần tôi thắc mắc, mẹ bảo: “Đồ cúng ông bà, tổ tiên phải được làm tinh sạch nhất. Nếu để vương vãi ra đất là có lỗi”.

Khi mẹ nấu cỗ cúng hay soạn ra mâm, chúng tôi cũng không được lảng vảng gần. Mâm cơm chiều 30 tết mà mẹ tôi soạn sửa có rất nhiều món ngon: Thịt lợn nấu đông, miến xào lòng gà, giò lụa, su hào xào, lát cá thu kho, dưa hành muối có khi còn có món giò chân… Tất cả đều được mẹ đựng trong những cái bát sứ, đĩa sứ rất cổ kính mà cả năm chúng tôi chỉ thấy một hai lần.

Ký ức mâm cơm chiều 30 tết

Những con giò lụa được mẹ luộc kỹ và treo lên xà nhà trước chiều 30, để chuẩn bị cho mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên.

Mâm cơm đã soạn xong đặt lên bàn thờ, cha tôi ăn mặc chỉnh tề thắp hương khấn vái mời tổ tiên ông bà. Làm lễ xong, cha quay sang tôi đã đứng chờ sẵn trước thềm nhà để giao nhiệm vụ đi nhắc lại lời mời với họ hàng, cô chú.

Tôi nhớ mãi cảnh mình hào hứng chạy lon ton khắp xóm đến nhà o, nhà cậu mự, nhà chú bác, láng giềng… với câu mời đã “soạn” sẵn: “Dạ! Thưa… cha cháu nói mời o dượng, mời cậu mự… đến nhà cháu ăn tết ạ”.

Sợ tôi truyền đạt không hiệu quả, mẹ tôi thường dặn dò rất kỹ, phải mời thế này, thế kia. Tôi phần vì muốn sớm được ăn cỗ, phần vì muốn nhà mình ăn tết chiều 30 thật đông người nên dĩ nhiên cố gắng thể hiện lời mời một cách “nhiệt tình” nhất.

Ký ức mâm cơm chiều 30 tết

Người làng tôi, ai cũng mong mâm cơm chiều 30 tết có sự đông đủ của người thân, láng giềng...

Sau này, đôi lúc tôi chợt băn khoăn: Tại sao thời đó (những năm 1990), khi làng tôi còn đói kém, trẻ con chỉ mong chờ đến tết để được ăn cơm với thịt, để được ăn bánh chưng… mà người làng tôi lại hiếu khách đến thế. Mâm cơm chiều 30 tết, họ ngồi ngóng đợi bà con, láng giềng đến ăn cùng. Nếu có được đông người thì càng vui mừng phấn khởi, nếu ít người đến thì buồn thiu…

Như cha tôi, mỗi lần tôi chạy về sau lượt đi mời, cha lại hỏi: “Thế nào con? O dượng có về được không? Cậu có nói ra không?...”. Rồi khi có người đến cha tay bắt mặt mừng, lại giục tôi đi một lượt nữa để mời những người chưa đến. Có lẽ cũng vì vậy, mâm cơm chiều 30 tết nhà tôi thường đông đủ họ hàng, con cháu…

Điều khiến lũ trẻ chúng tôi sướng nhất đó là chiều 30 nhà ai cũng làm mâm cỗ. Thành ra, trong 1 buổi chiều chúng tôi có thể ăn 3 cỗ. Cha tôi và các cậu, dượng… đều tranh thủ để góp mặt trong mâm cỗ tết chiều 30 mỗi nhà.

Ký ức mâm cơm chiều 30 tết

Nếp nhà cũ gợi nhiều ký ức tết xưa. Ảnh: Mai Hoàng

Làng tôi ngày nay giàu có hơn xưa rất nhiều. Mâm cơm chiều 30 tết không chỉ có những món truyền thống, người ta còn “săn” những của ngon vật lạ khắp mọi miền để dâng cúng tổ tiên. Dân làng tôi vẫn nhiệt tình mời mọc. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp những mâm cỗ thịnh soạn chỉ có vài ba người ngồi. Bọn trẻ cũng không háo hức trông đợi mâm cơm tết và chúng cũng không làm “sứ giả” năng nổ như tôi ngày xưa nữa.

Chiều nay, 30 tết, nhìn vợ cầu kỳ, chỉn chu làm mâm cơm cúng tổ tiên ông bà, tôi lại nhớ hình ảnh mẹ tôi ngày xưa. Tôi chợt nghĩ: Phải chăng nhờ sự kỹ càng và thành kính trong việc chuẩn bị mâm cơm dâng cúng tổ tiên của những người như mẹ ngày ấy, mà chúng tôi mới thành đạt như bây giờ.

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.