Tết về nhớ phiên chợ xưa

(Baohatinh.vn) - Cuối chạp, khi phố phường bắt đầu chộn rộn bán mua, khi những thức quà quê kiểng theo thương lái về phố, tôi lại nao nao với ký ức về các phiên chợ tết ở quê nhà Hà Tĩnh. Thuở ấy, chợ tết chính là nơi không khí tết cổ truyền về sớm nhất và đi chợ tết là nỗi háo hức của trẻ con chúng tôi…

Tết về nhớ phiên chợ xưa

Chợ quê ngày tết là ký ức đẹp đẽ của rất nhiều người... Ảnh: PV

Cách đây chừng 30 năm, các làng quê hầu như chỉ có một ngôi chợ lớn chung cho nhiều xã và họp theo phiên. Quê tôi có một cái chợ rất lớn chỉ họp vào ngày lẻ đóng ở xã gần kề gọi là chợ Huyện, được xem là cái chợ lớn thứ hai của huyện tôi và thường được người dân ở nửa huyện Can Lộc và nửa huyện bên cạnh đến giao dịch, mua sắm.

Vì vậy, chợ Huyện vào dịp tết, bắt đầu từ các ngày lẻ cuối tháng 12 âm lịch như 21, 23, 25, 27, 29 có rất đông người đến mua bán. Ấu thơ của chúng tôi, có lẽ không có niềm vui nào bằng việc được mẹ cho theo đi chợ tết.

Đi chợ tết là dịp chúng tôi được lạc vào một thế giới như trong mơ với cảm giác vui sướng lâng lâng, bồng bềnh khó tả. Đó là thế giới của các sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen... đan xen nhau lung linh dưới nắng từ các hàng hóa được bày bán như ấm chén, bát đĩa, hoa, quả, tranh ảnh, quần áo, câu đối, khẩu hiệu, pháo... Kỷ niệm những lần đi chợ ấy khắc sâu trong tâm tư, trở thành một miền ký ức đẹp đẽ không bao giờ có thể quên được.

Tết về nhớ phiên chợ xưa

Những món ăn đặc sản làm nên cái hồn của chợ quê ngày tết. Ảnh: PV

Bây giờ, khi đã có rất nhiều trải nghiệm, tôi vẫn thường nhớ về những thanh âm trong phiên chợ tết. Đó là thế giới của âm thanh rộn ràng, náo nhiệt với tiếng người cười nói, tiếng trống, tiếng chiêng được đánh lên, tiếng dao chặt xuống thớt, tiếng pháo nổ, tiếng gà gáy… cùng phát ra nghe rất lạ tai nhưng rất thú vị.

Đi chợ tết là dịp chúng tôi được may mắn thưởng thức một vài món rất ít khi được ăn trong năm. Đến nay, đã hơn 30 năm nhưng tôi chắc là những đứa bạn quê tôi vẫn còn nhớ vị thơm và vị ngọt của miếng kẹo lạc - đặc sản của quê tôi thời ấy. Đó là thứ kẹo được nấu bằng lạc và mật mía, được đổ trên giấy báo đặt trên mâm nhôm hoặc các mặt bàn rộng. Đối với chúng tôi thời đó, kẹo lạc là loại kẹo ngon nhất thế giới, là thứ quà bánh tuyệt hảo nhất trong thời niên thiếu.

Tết về nhớ phiên chợ xưa

Người đi xa trở về thường tìm mua những món ăn dân dã.... Ảnh: PV

Trong phiên chợ tết, những đứa trẻ thôn quê như chúng tôi được ăn bánh kẹo đã là một niềm vui sướng mà không phải bao giờ cũng có được. Còn nếu đứa nào được mẹ mua cho quần áo mới thì thật sự là một niềm hạnh phúc. Cái cảm giác được ướm thử quần áo và chọn lấy cho mình ngay tại các quầy hàng ở chợ tết thật là khó tả, nó cứ lâng lâng mãi trong lòng suốt cả phiên chợ và còn nguyên trong tôi suốt mấy ngày sau.

Chợ tết chính là không gian sinh hoạt, không gian văn hóa chuẩn bị cho một năm mới hứa hẹn những điều mới mẻ, thành công, an khang, thịnh vượng và hạnh phúc. Là không gian sinh động phản ánh đời sống của từng gia đình, của cộng đồng dân cư và của người dân cả một vùng quê rộng lớn.

Tết về nhớ phiên chợ xưa

Chợ quê ngày tết luôn rạng rỡ nét cười của những người nông dân. Ảnh: PV

Đi chợ tết những năm đó giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống gia đình tôi, hiểu hơn về ba mẹ tôi với những vất vả, lo toan, bươn chải, tiết kiệm để chuẩn bị cho những cái tết dẫu chưa thật sự tươm tất nhưng tràn đầy niềm vui, hứng khởi và lắng đọng tình yêu thương, sự hy sinh, chia sẻ trong năm mới.

Chợ tết ngày nay đã không còn nhiều nếp xưa nữa nhưng những phiên chợ trong ký ức cứ như cuốn phim quay chậm, luôn trở về giữa tâm tư tôi khi những ngày tháng chạp trở về. Và trong mông lung chuyện cũ, tôi lại thấy thêm yêu những giá trị văn hóa của cha ông, thêm yêu quê hương và yêu Tổ quốc.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống