Làm lại vụ đông

(Baohatinh.vn) - Vụ đông 2017 bắt đầu vào chính vụ. Trên những cánh đồng, người nông dân rộn ràng khởi động lại vụ đông, bỏ lại phía sau tàn tích của cơn bão số 10 vừa gây ra…

lam lai vu dong

Để sản xuất vụ đông đảm bảo hiệu quả, nhiều người dân đã chủ động các biện pháp ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết.

Đất La Xá, Thạch Lâm (Thạch Hà) từ lâu đã được người ta quen gọi “làng rau thơm”. Rau gia vị trở thành cây chuyên canh và thu nhập chính của người nông dân nơi đây. Chẳng thế mà, không có thời gian cho đất nghỉ, ngay khi thời tiết đã ổn định trở lại sau ngày bão nổi, bà con “xắn tay” khôi phục sản xuất. Anh Hồ Văn Thái cho biết: “Sau mưa bão, trời trở lại nắng gắt, số rau của gia đình đều chết cháy, khô héo phần nhiều. Nơi nào phục hồi được thì gia đình vun lại gốc, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, còn không thì phải dọn sạch để làm lứa mới. Làm đất tới đâu, xuống giống tới đó”.

Nhà này làm nhà khác theo, không khí ra quân sản xuất ở đây đã sôi động từ nhiều ngày qua. Bà Nguyễn Thị Tính - Giám đốc HTX Rau Thạch Lâm cho hay: “HTX có 22 hộ sản xuất với diện tích hơn 2 ha. Ngoài các loại rau gia vị thì mùa nào thức nấy, chúng tôi làm các loại rau ngắn ngày xen kẽ, thu nhập mỗi hộ đạt 200 - 300 nghìn đồng/ngày. Sau khi vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, đất khô hơn là chúng tôi bắt tay làm lại toàn bộ, như thế thì vài tháng tới mới cho thu hoạch được”.

Không khí ra quân làm vụ đông được triển khai khắp nơi. Tranh thủ mọi thời gian, cứ nắng hửng là những đồng rau lại được phủ xanh mầm nụ mới. Ông Trần Quang Vinh là người có kinh nghiệm trong sản xuất vụ đông ở thôn Quyết Tiến, Thạch Môn (TP Hà Tĩnh). Tuân thủ thời vụ, cơ cấu loại cây hợp lý, ông còn biết “chế ngự” thiên nhiên bằng kinh nghiệm và kỹ thuật thực tiễn.

Ông Vinh cho biết: “Toàn bộ hơn 2 sào trồng rau của gia đình đều được làm vồng phủ lưới, vì thời tiết mùa này không ổn định, lúc mưa nhiều, lúc lại nắng gắt sẽ làm cây chết. Hiện nay, tôi chủ yếu trồng các loại rau ngắn ngày như: Cải, khoai lang. Năm nay, tôi đầu tư thêm một nhà lưới, vài tháng nữa sẽ dùng để trồng su hào, bắp cải và hoa”.

Vụ đông 2017 đã bắt đầu “manh nha” từ cuối tháng 8. Cây trồng chủ yếu vẫn là khoai lang, rau các loại và ngô lấy hạt. Trước khi “siêu” bão số 10 đổ bộ, toàn tỉnh đã có gần 700 ha cây trồng vụ đông được gieo trỉa. Thế nhưng, chỉ sau ít ngày thì gần như toàn bộ diện tích gieo trồng mới bị mất trắng do thiên tai. Làm lại vụ đông, không chỉ là chủ trương mà còn là hành động, sự quyết tâm của các địa phương để bù đắp những mất mát do thiên tai gây ra.

lam lai vu dong

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, bà con nông dân xã Thạch Môn (TP Hà Tĩnh) mở rộng diện tích khoai lang vụ đông.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Với mục tiêu đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, năm nay, nhiều địa phương đã bắt tay triển khai kế hoạch sớm. Mặc dù bão số 10 gây thiệt hại cho sản xuất, song khung thời vụ vẫn còn khá dài, nhất là các loại rau (từ nay đến tháng 12); ngô (tháng 10 - tháng 12); khoai lang (hết tháng 10)…, việc bổ cứu sản xuất là không khó. Hiện nay, các địa phương đang tập trung ra quân làm đất, gieo trồng chủ yếu là rau xanh các loại để phủ kín diện tích. Điều quan trọng, vụ đông phải tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, cơ cấu giống mà ngành nông nghiệp đã đề ra, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết bất thường có thể gây ra”.

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, các địa phương dần phủ kín diện tích cây trồng vụ đông. Theo thống kê, đến cuối tháng 9, toàn tỉnh đã sản xuất được 855 ha rau các loại; 270 ha khoai lang, 705 ha ngô lấy hạt, 40 ha ngô sinh khối... “Vạn sự khởi đầu nan”, thời tiết đầu vụ vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, những đợt áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh luôn “chực chầu” ngoài biển Đông, đe dọa thành quả lao động của bà con nông dân. Sản xuất vụ đông sẽ không thể dễ dàng nếu thiếu sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, sự quyết tâm của người nông dân và sự linh hoạt ứng phó biến đổi khí hậu trong tổ chức sản xuất.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.