Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Khác với đa số lò mật nấu bằng máy, hơn 30 năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng (thôn 1, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn giữ được nghề truyền thống “kéo che ép mật” từ sức kéo của trâu...

Video: Dùng trâu kéo “kéo che ép mật”

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Giữa cái chớm lạnh của tiết trời đầu đông, trên những ruộng mía ở xã Sơn Thọ bắt đầu cho thu hoạch thì cũng là lúc mùa ép mật rộn ràng vào vụ. Nổi tiếng bởi độ thơm ngon và màu sắc đẹp, mật mía ở Sơn Thọ luôn được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Mía đưa từ ngoài đồng về được làm sạch, sau đó chia làm 3 khúc đều nhau.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Mía được rửa sạch rồi cho vào cối ép nước. Đây là bước khó và tốn nhiều công sức nhất, bởi công đoạn này đòi hỏi người làm phải đều tay, sao cho mía được ép hết nước.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Sau khi mía được ép, mật sẽ được cho vào thùng đựng sẵn...

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

... rồi cho vào nồi đang nóng, nấu khoảng 5 tiếng.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Việc nấu thành phẩm là một quá trình phức tạp yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể cho ra những mẻ mật thơm ngon, đúng vị. Quan trọng nhất là giữ lửa trong lò luôn ổn định. Nếu lửa quá to, tay đảo không đều mật dễ bị cháy. Nếu lửa quá nhỏ thì công đoạn keo mật sẽ rất lâu. Trong quá trình đun mật, phải đảo đều tay và liên tục vớt bọt để mật không bị cháy, bị đen và giữ được vị thơm ngọt.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Hơn 30 năm gắn bó với nghề “kéo che ép mật”, anh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: “Để tạo ra mẻ mật thơm ngon, giữ được khách, đòi hỏi người “thợ” phải tâm huyết và yêu nghề, bởi nghề làm mật không phải cứ thích là làm được. Khi ép mật phải có 2 người cố định 2 bên, cùng với người bạn đồng hành không thể thiếu đó là... con trâu”.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Sau khi nấu xong, mật sẽ được cho vào một chiếc thùng lớn để lóng, thường thì bước này phụ nữ sẽ là người “thể hiện” tay nghề, bởi nó đòi hỏi sự nhịp nhàng và tỉ mẩn. Chị Thái Thị Hải Yến (vợ anh Dũng) chia sẻ: “Công đoạn lóng mật là bước tôi say mê nhất, bởi đây là bước mình có thể “khoe tài” lấy hương cho mật, làm sao để mật được trong, sánh và thơm quyện là cả một quá trình hết sức công phu...”.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Vợ chồng anh Dũng là một trong số ít những hộ gia đình ở Sơn Thọ còn giữ nghề kéo che ép mật bằng sức trâu. Phần vì dùng sức trâu để kéo sẽ tốn nhiều thời gian và cho năng suất thấp, phần vì thu nhập từ nghề làm mật mang lại không cao nên càng ngày càng ít người gắn bó. Việc dùng sức trâu để kéo theo anh Dũng là để giữ được hương vị xa xưa, mía không bị vụn lẫn vào trong mật, giúp mật làm ra sẽ trong hơn.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Mỗi ngày vợ chồng anh Dũng ép được gần 3 tạ mía, cho ra lò hơn 30kg mật thành phẩm, với giá bán 30.000 đồng/kg.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Nhờ việc dùng sức trâu để “kéo che làm mật” thay vì dùng máy để làm, vợ chồng anh chị vẫn giữ được nét cổ xưa của cha ông để lại mà vẫn tạo được thương hiệu riêng, để khách dùng một lần là nhớ để tìm về.

Độc đáo dùng trâu “kéo che ép mật” ở Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast