Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

(Baohatinh.vn) - Trong các loại hình nghệ thuật dân gian, ca trù có lẽ là di sản có mặt ở nhiều tỉnh, thành nhất. Chính vì thế, ca trù tùy theo giáo phường mà cũng mang những đặc điểm, thế mạnh khác nhau, nhất là trong việc khôi phục, bảo tồn các không gian, hình thức diễn xướng… Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh kỳ này chính là sự hội ngộ khá đầy đủ của các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này.

Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

Liên hoan ca trù toàn quốc là một trong những hoạt động nhằm đánh giá lại quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong đời sống nhân dân của các tỉnh, thành nắm giữ di sản này. Với mục tiêu đưa ca trù ra khỏi danh sách “di sản văn hoá cần được bảo vệ khẩn cấp” của UNESCO, Liên hoan kỳ này hướng tới nhiều mục tiêu hơn; trong đó, việc khôi phục mạnh mẽ và sâu hơn các không gian, hình thức diễn xướng là một trong những mục tiêu hàng đầu. Trong ảnh là màn múa "Thời hồ" trích đoạn "Múa bài bông" độc đáo của Đoàn nghệ thuật ca trù TP Hà Nội để lại dấu ấn sâu sắc cho khán giả

Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

Ca trù có mặt trong đời sống văn hoá Việt Nam từ thế kỷ XVI với 5 không gian diễn xướng chính: hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia (hát nhà tơ), hát thi và hát ca quán (hát chơi). Mỗi không gian có một lối hát và cách thức trình diễn riêng. Sân khấu liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018 chính là nơi hội ngộ của các hình thức diễn xướng đó. Trong ảnh là không gian diễn xướng hát nhà tơ (tại gia) được nhiều đơn vị trình diễn lại Liên hoan lần này

Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

Ngay trong đêm khai mạc, Đoàn nghệ thuật ca trù Hà Tĩnh đã mang đến cho khán giả những tiết mục độc đáo trong không gian diễn xướng cửa quyền với các thể cách hát múa chúc hỗ hát mừng, nhịp ba cung bắc, đại thạch… Tiếp đó, các đoàn Hưng Yên, Thanh Hoá, Bắc Giang, Hà Nội cũng trình diễn nhiều tiết mục khắc hoạ không gian diễn xướng này. Trong thực tế, những tỉnh thành này là cái nôi của ca trù và trong lịch sử, có rất nhiều ty giáo phường thường được vời vào cung vua, phủ chúa để hát trong những dịp khánh tiết quan trọng. Theo nhà nghiên cứu nghệ thuật dân tộc Bùi Trọng Hiền thì “hình thức biểu hiện này được coi là danh giá nhất của nghệ thuật ca trù”. Bởi thế, không gian cửa quyền không chỉ được các đoàn khôi phục, xây dựng mang đến liên hoan với những nét đặc sắc của ca nương, kép đàn mà còn với niềm tự hào sâu kín.

Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

Xuất hiện với tần suất khá dày bên cạnh không gian cửa quyền là không gian cửa đình. Đây là không gian diễn xướng gần gũi với đời sống nhân dân của nghệ thuật ca trù. Bà Phan Thư Hiền - Uỷ viên Hội đồng nghệ thuật Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018 cho biết: “Cái độc đáo của liên hoan kỳ này chính là sự có mặt của rất nhiều tiết mục hát cửa đình (hát thờ). Ngoài những thể cách khó như tỳ bà hành, thét nhạc, bỏ bộ…, các tiết mục giáo hương, giáo trống, dâng hương của các đoàn nghệ thuật cũng khiến liên hoan thêm phần phong phú”. Trong ảnh là giọng ca tuyệt kỹ của Nghệ sỹ ưu tú Bạch Vân (Hà Nội) trong thể cách hát thơ khiến khán giả vô cùng thích thú

Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

Giáo hương là một trong rất nhiều thể cách có tính nghi lễ được nhiều đoàn khôi phục, trình diễn tại liên hoan

Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

Tham gia liên hoan kỳ này, nhiều đơn vị cũng đầu tư xây dựng chương trình rất công phu với rất nhiều thể cách, nhiều hình thức diễn xướng, không theo một chủ đề không gian nào. Qua đó ngầm giới thiệu sự đa đạng, phong phú trong kết quả của quá trình khôi phục các thể cách ca trù ở địa phương mình. Trong đó, nổi bật nhất là đoàn Hà Nội, Nghệ An, Hải Phòng, CLB Đình làng Việt (Hải Phòng) với nhiều tiết mục độc đáo như: múa bỏ bộ, múa bài bông… Và nhiều thể cách được thể hiện bằng những giọng ca tuyệt kỹ như Nghệ sỹ ưu tú Bạch Vân, ca nương Phùng Phương Hồng, Nguyễn Kim Ngọc (Hà Nội), Hồng Năm, Kim Phùng (Nghệ An), nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng, ca nương Nguyễn Thị Liên (Hải Phòng)…

Liên hoan Ca trù toàn quốc tại Hà Tĩnh: Hội ngộ các hình thức diễn xướng độc đáo

Tiết mục múa bỏ bộ trong không gian cửa đình của đoàn Hải Phòng được Hội đồng thẩm định đánh giá cao

Phần trình diễn của 15 đơn vị tham gia liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018 đã khép lại sau 4 ngày đêm. Tối nay (5/11), các tiết mục xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn công diễn và trao giải. Tuy nhiên, điều đọng lại của liên hoan không chỉ ở chỗ đoàn nào, ca nương hay kép đàn nào được trao giải mà còn là sức sống mạnh mẽ của các thể cách cùng hình thức diễn xướng ca trù ở khắp 15 tỉnh, thành nắm giữ di sản này.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.