Lựa chọn nào cho mỏ sắt Thạch Khê? (bài 5) Tiếp tục triển khai hay dừng dự án?

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục triển khai hay dừng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê? Người dân 6 xã vùng bị ảnh hưởng dự án nói riêng và nhân dân Hà Tĩnh nói chung đang mong chờ các bộ, ngành liên quan và Chính phủ sớm có quyết định sáng suốt nhất, khoa học nhất.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 5 tiep tuc trien khai hay dung du an

Ngày 24/5, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn dẫn đầu đoàn công tác HĐND tỉnh tiến hành giám sát tiến độ thực hiện Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Dự án khai thác mỏ sắt tiếp tục triển khai hay dừng, tạm dừng? Đặc biệt, nếu triển khai dự án sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và KT-XH vùng mỏ? Đó là “câu hỏi lớn” của người dân 6 xã vùng bị ảnh hưởng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê nói riêng và nhân dân Hà Tĩnh nói chung trong hơn 7 năm qua (tính từ thời điểm tạm dừng bóc đất tầng phủ - PV) nhưng đến nay chưa có lời giải đáp.

Ngày 29/5, tại buổi làm việc với đại diện các bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Khoa học & Công nghệ, Công thương, Tài chính, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các chuyên gia trên lĩnh vực mỏ - địa chất - luyện kim, đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã phân tích, chỉ rõ những hệ lụy.

Theo đó, nếu dừng dự án, môi trường sinh thái, môi trường sống dân cư vùng bị ảnh hưởng sẽ được hoàn trả nguyên trạng. Về xã hội, sẽ ổn định đời sống nhân dân, ổn định an ninh chính trị, TTATXH. “Mặt được lớn nhất là về lâu dài, phát triển KT-XH sẽ bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, nhất là môi trường dọc dải ven biển. Hơn nữa, sẽ không đặt ra các vấn đề rủi ro, hệ lụy về mặt môi trường (sa mạc hóa, tụt nước ngầm, ô nhiễm…) có thể đe dọa nghiêm trọng đến đời sống, môi trường đầu tư, môi trường biển, an ninh chính trị” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng phân tích.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 5 tiep tuc trien khai hay dung du an

... và gặp gỡ, trò chuyện với một số hộ dân vùng dự án.

Nếu triển khai dự án, về lợi ích trước mắt là tăng thu ngân sách từ các nguồn thu thuế, phí; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, tái định cư, tạo việc làm, thu nhập cho lao động địa phương… Tuy nhiên, về lâu dài, dự án có thể phát sinh các hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến KT-XH, môi trường cả vùng. Quy mô và phạm vi dự án rất lớn nên vấn đề ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa, bão cát, sụt giảm nguồn nước ngầm, moong mỏ tạo thành hồ lớn sâu -550m nằm ngay bờ biển và TP Hà Tĩnh có thể gây ra những hậu quả khó lường. Đặc biệt, về kinh tế sẽ mất cả Khu du lịch Thạch Hải, tiềm ẩn rủi ro lớn ảnh hưởng đến cả dải du lịch ven biển của Hà Tĩnh. Tỉnh có thể phải đánh đổi cả môi trường đầu tư nếu tiếp tục xẩy ra sự cố môi trường tương tự. Bên cạnh đó, về mặt xã hội, ảnh hưởng đến tâm lý nhân dân, bất ổn an ninh chính trị, trật tự trên địa bàn.

Đặc biệt, lãnh đạo Hà Tĩnh bày tỏ quan ngại khi trong đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa khẳng định được chắc chắn có hang caster hay không? Việc đánh giá mức độ và công tác xử lý xâm nhập mặn, tụt mực nước ngầm chưa khả thi, nguy cơ hoang mạc hóa ở phạm vi rộng, kể cả TP Hà Tĩnh (khoảng cách mỏ chưa đến 6 km) là rất lớn. Thực tế mới bóc đất tầng phủ mà đã xuất hiện tụt nước ngầm và sa mạc hóa tại vùng bị ảnh hưởng bởi dự án.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 5 tiep tuc trien khai hay dung du an

Do vướng quy hoạch mỏ, nhiều hộ dân dù đã tập kết vật liệu nhưng đành dang dở việc xây dựng nhà từ nhiều năm nay

Tại buổi làm việc với các bộ, ngành, chủ đầu tư về vấn đề khai thác mỏ sắt Thạch Khê ngày 29/5 vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cũng thẳng thắn bày tỏ những băn khoăn về tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy nước Thạch Trị công suất 2 triệu m3/ngày đêm. “Nguồn cấp nước cho nhà máy lấy từ đâu? Nhà máy có công suất lớn như thế, Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) có đủ nguồn lực để triển khai? Tiến độ xây dựng nhà máy như thế nào? Có kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân? Những vấn đề này trong dự án chưa có câu trả lời thỏa đáng” - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh.

Về vấn đề xây dựng cảng (sau khi đổ thải) ở vùng bãi ngang, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, không khả thi, bởi thủy đồ vùng biển ở đây nông, cách bờ 1.000m, mớn nước bình thường chỉ hơn 4m. Để lấn biển, TIC phải xây thành chắn sóng với chi phí hơn 100 triệu USD. Nếu không xây thành chắn sóng, một thời gian ngắn, Cửa Nhượng và Cửa Sót sẽ bị bồi lấp (do hướng gió đông - bắc và gió nồm - nam cùng với thủy triều), hậu quả sẽ không tránh khỏi.

Trong thời gian chờ rà soát, đánh giá để xem xét việc khởi động lại hoặc trường hợp dừng thực hiện dự án, Hà Tĩnh đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành có giải pháp xử lý các vấn đề tồn đọng của dự án hiện nay, đặc biệt việc ổn định cuộc sống cho nhân dân 6 xã bị ảnh hưởng, được quy hoạch, sản xuất, đầu tư xây dựng hạ tầng, duy trì vùng du lịch.

lua chon nao cho mo sat thach khe bai 5 tiep tuc trien khai hay dung du an

Khu du lịch biển Thạch Hải tái khởi động sau 7 năm gánh chịu hệ lụy.

Về vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng: “Sau sự cố môi trường biển, dư luận rất băn khoăn, lo lắng, không chỉ đối với Thạch Khê mà cả đối với các dự án lớn, có quy mô khác. Chúng tôi nghĩ rằng, cần có sự đánh giá, rà soát đầy đủ, kỹ lưỡng của các cơ quan chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương để việc tái khởi động hay dừng đều đảm bảo các bước phát triển bền vững nhất và để người dân an tâm, đồng thuận”.

Những hệ lụy mà người dân 6 xã vùng bị ảnh hưởng khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã, đang phải gánh chịu trong những năm qua là rất lớn, không thể đo đếm hết. Một dự án còn quá nhiều những bất cập, rủi ro trong khai thác, hiệu quả kinh tế, đặc biệt là tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá vỡ môi trường sống. Thiết nghĩ, khi chưa có các giải pháp thấu đáo về những vấn đề nêu trên, Chính phủ cần sớm có quyết định dừng dự án để đảm bảo phát triển bền vững, không chỉ riêng đối với Hà Tĩnh mà với cả khu vực biển miền Trung.

GS.TSKH Bùi Văn Mưu, nguyên giảng viên bộ môn Luyện kim đen - Khoa KH&CN Vật liệu - Đại học Bách khoa Hà Nội: Với điều kiện kỹ thuật như hiện nay, việc đầu tư số tiền gần 7.000 tỷ đồng (giai đoạn 1) khai thác mỏ sắt Thạch Khê là rất lãng phí và không phù hợp. (Theo Báo Đất Việt)

TS Đặng Duy Báu - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: “Tôi rất đồng tình với quyết định của BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư rà soát, cân nhắc kỹ việc khai thác dự án mỏ sắt Thạch Khê. Phát triển kinh tế là điều quan trọng nhưng phải đảm bảo được cuộc sống của người dân vùng ảnh hưởng, đảm bảo được môi trường thì mới phát triển bền vững được”.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh Ngô Đức Huy: “Chúng ta cần suy nghĩ lại, nên khai thác mỏ sắt Thạch Khê hay là để vùng này phát triển du lịch và dịch vụ. Bởi mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn nhưng khả năng chỉ khai thác được 300-350 triệu tấn. Ngoài ra, để thực hiện dự án phải lấn biển, trong khi hệ lụy của dự án đối với người dân là rất lớn”.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: “Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là dự án trọng điểm cấp quốc gia, ảnh hưởng lớn đến KT-XH, môi trường của Hà Tĩnh, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, khi dự án có đủ điều kiện thực hiện thì cần báo cáo, xin ý kiến thông qua HĐND tỉnh”.

Chủ đề Mỏ sắt Thạch Khê

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.