Lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh kể về cuộc sống sau giãn cách xã hội

(Baohatinh.vn) - Xaiyavong Lita - sinh viên khoa Luật của Trường Đại học Hà Tĩnh mong được sớm trở lại trường để hoàn thành chương trình học tập.

Sau hơn 1 tháng áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 với những thành công bước đầu, Chính phủ Lào quyết định nới lỏng một số quy định hạn chế từ ngày 4/5.

Theo đó, các hàng quán như quán ăn, tiệm cắt tóc, làm đẹp, chợ thực phẩm, trung tâm thương mại, quán cà phê... được phép trở lại hoạt động. Tuy nhiên, các tụ điểm giải trí, quán bia rượu, ăn uống, rạp phim, karaoke, mát xa, sòng bạc, chợ đêm, các trung tâm thể thao trong nhà, thể thao ngoài trời theo đội nhóm vẫn phải tiếp tục tạm thời đóng cửa. Các hoạt động tụ tập, lễ tiệc, tập trung quá 10 người nhưng không thể giữ khoảng cách tối thiểu 1m cũng bị cấm.

Lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh kể về cuộc sống sau giãn cách xã hội

Xaiyavong Lita là sinh viên khoa Luật, Trường Đại học Hà Tĩnh. (Ảnh: NVCC)

Ở tỉnh Bôlykhămxay, kể từ sau quyết định nới lỏng giãn cách xã hội của Chính phủ, cuộc sống của người dân cũng đang dần trở lại bình thường.

Xaiyavong Lita (sinh viên khoa Luật của Trường Đại học Hà Tĩnh) trú ở huyện Paksan, tỉnh Bôlykhămxay kể, việc đầu tiên cậu làm ngay trong ngày 4/5 chính là đi cắt tóc sau một thời gian các tiệm làm tóc đóng cửa để tuân thủ Chỉ thị 06/TTg của Thủ tướng Lào về các biện pháp phòng dịch Covid-19.

“Hơn một tháng thực hiện giãn cách xã hội, em và anh trai thay phiên cắt tóc cho nhau nhưng vì cả hai đều không khéo tay nên không được đẹp. Khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, chúng em đến tiệm tóc để sửa lại”, Lita nói.

Chàng trai 21 tuổi kể bố cậu làm công nhân, còn mẹ ở nhà nội trợ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bố Lita được tạm thời cho nghỉ việc ở nhà tránh dịch. “Sau khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, bố em đã được đi làm trở lại”, cậu nói.

Lita cho biết thêm, nếu như trước thời điểm ngày 4/5, các con đường ở huyện Paksan khá vắng lặng do người dân được khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết thì giờ đây trên các tuyến đường trung tâm, phương tiện giao thông đã đông đúc hơn.

Lưu học sinh trở về Lào tránh dịch từ giữa tháng 3, trước khi Việt Nam thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống đại dịch Covid-19.

Cũng giống như nhiều lưu học sinh khác đang ở Lào, Lita chưa thể quay trở lại giảng đường mặc dù Trường Đại học Hà Tĩnh đã mở lại các hoạt động giảng dạy, học tập, công tác bình thường ở tất cả các loại hình đào tạo từ ngày 4/5/2020.

“Em rất mong được sớm trở lại trường để hoàn thành chương trình học tập”, lưu học sinh nói.

Còn với Ampee (trú ở tỉnh Xiêng Khoảng), một ngày trước khi Lào thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, anh lau chùi bàn ghế, chén bát, cửa tiệm để chuẩn bị đón khách trở lại sau thời gian tạm đóng cửa, tuân thủ biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ.

Lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh kể về cuộc sống sau giãn cách xã hội

Anh Ampee – chủ quán ăn Ampee MiKiew ở thị xã Phonsavanh, tỉnh Xiêng Khoảng. (Ảnh: Anousack)

“Những ngày thực hiện giãn cách xã hội, tôi đều theo dõi báo đài để kịp nắm bắt chủ trương của Chính phủ. Biết đúng 0h ngày 4/5, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Lào được nới lỏng, tôi dọn dẹp cửa tiệm, lau chùi bàn ghế, chén bát để chuẩn bị đón khách trở lại”, anh Ampee – chủ quán ăn Ampee MiKiew ở thị xã Phonsavanh, tỉnh Xiêng Khoảng cho biết.

Quán ăn nhỏ của anh Ampee chuyên phục vụ các loại mì, cháo canh, nộm… khá đông khách thời gian trước khi dịch Covid-19 bùng phát tại Lào hồi cuối tháng 3 năm nay.

Lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh kể về cuộc sống sau giãn cách xã hội

Quán ăn Ampee MiKiew mở cửa đón khách trở lại sau khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng. (Ảnh: Anousack)

Lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh kể về cuộc sống sau giãn cách xã hội

Một món ăn của quán Ampee MiKiew. (Ảnh: Anousack)

Ông chủ trẻ kể, những ngày thực hiện giãn cách xã hội, khách liên tục hỏi thăm tiệm có mở, anh đều từ chối vì tuân thủ lệnh của Chính phủ.

“Tôi rất vui khi quán ăn của mình được phép hoạt động trở lại. Để đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định của nhà nước, tôi đã trang bị nước rửa tay sát khuẩn cho khách hàng khi đến quán, bố trí thực khách ngồi cách xa nhau tối thiểu 1m và luôn đeo khẩu trang khi giao tiếp cũng như chế biến món ăn”, anh Ampee nói.

Chàng trai 29 tuổi thông tin, kể từ khi quán Ampee MiKiew mở cửa trở lại, mặc dù lượng khách hàng giảm nhiều so với thời điểm chưa có dịch nhưng đáng mừng là đang tăng dần theo từng ngày. Anh Ampee hy vọng dịch bệnh Covid-19 sớm được đẩy lùi để cuộc sống quay trở lại bình thường.

Tính đến ngày 11/5, Lào đã trải qua 29 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới. Số ca mắc Covid-19 tại Lào duy trì ở con số 19 người, trong đó 13 người đã khỏi bệnh. 6 bệnh nhân còn lại được điều trị Bệnh viện Mittaphab và tất cả chỉ có các triệu chứng nhẹ. Lào hiện là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 ít nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.