Mách nhỏ bạn cách chế biến 4 món mứt đơn giản, vừa ngon lại dễ làm

Tết đến rất gần, các món mứt đang trở thành những món phổ biến mà bất kì gia đình nào cũng có. Bạn hãy làm 4 món mứt thơm ngon dưới đây để cùng nhâm nhi.

Mứt cam dẻo

Mách nhỏ bạn cách chế biến 4 món mứt đơn giản, vừa ngon lại dễ làm

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 3 quả cam vàng

- 170gr đường vàng

- 1 thìa mật ong

- 1 chút muối

Cách làm mứt cam dẻo:

- Bước 1: Cam vàng đem rửa thật sạch sau đó đổ nước vào nồi, cho 1 chút muối vào cùng. bật bếp đun cho nước sôi thì cho cam vào chần sơ qua khoảng 1-2 phút thì tắt bếp, vớt cam ra ngâm vào chậu nước lạnh 5 phút cho nguội.

- Bước 2: Cắt bỏ phần núm quả cam rồi thái thành những khoanh tròn, dày cỡ 0.5cm là vừa.

- Bước 3: Cho đường, mật ong và 1 chút nước đủ để ướt đường và bật bếp nấu cho đường tan hết.

- Bước 4: Sau khi nước đường sôi lên thì cho các miếng cam vào cùng, dùng thìa và đũa đảo nhẹ để cam ngấm đều nước đường. Tiếp tục đun lửa nhỏ và thi thoảng lật các miếng cam.

Sau khi sên khoảng 20 phút nước đường hơi sánh lại, lúc này bạn nên lật cam thường xuyên để cam chuyển màu trong, nước đường chuyển màu nâu vàng là tắt bếp.

- Bước 5: Xếp các miếng mứt cam lên giá sắt, phía dưới dùng khay nướng để hứng nước đường chảy ra. Cho mứt cam dẻo vào lò nướng và sấy ở nhiệt độ 120 độ C, khoảng 1 tiếng cho mứt cam dẻo hơi khô lại là có thể lấy ra, để nguội và thưởng thức hoặc cất mứt cam dẻo trong hũ sạch, đậy nắp kín để dành tiếp khách.

Mứt dừa

Mách nhỏ bạn cách chế biến 4 món mứt đơn giản, vừa ngon lại dễ làm

Chuẩn bị nguyên liệu:

- Cùi dừa: 1-2 quả

- Đường trắng: 1kg

- Vani: 5 - 10 ống nhỏ.

Cách làm:

Dùng nạo làm sạch lớp vỏ lụa bên ngoài của cùi dừa và rửa sạch. Chú ý không làm dập, vỡ cùi dừa trong quá trình làm sạch vỏ.

Sau khi làm sạch, rửa bằng nước sạch, sau đó bổ đôi (quả) cùi dừa bằng đường cắt ngang (không cắt dọc) và dùng nạo quanh vết cắt để có sợi dừa dài tùy ý. Chú ý, không nạo quá dày hoặc quá dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sao sên dừa và chất lượng mứt.

Mẹo: Nên dùng 1 vật hình trụ, có miệng tròn đủ rộng đặt dừa lên trên, sau đó dùng dụng cụ nạo vỏ nạo tròn quanh quả dừa sẽ tiện lợi, dễ xoay, không mỏi tay

Ngâm và rửa cùi dừa đã nạo làm sạch nhớt và để ráo nước. Chú ý không để nơi có bụi bẩn, côn trùng dễ xâm nhập.

Rải 1 lớp cùi dừa vào chậu (hoặc dụng cụ phù hợp) và cho 1 lớp đường lên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết số cùi dừa đã nạo. Chú ý, mỗi 1 quả dừa chỉ nên dùng 500gr đường. Có thể tùy chỉnh độ ngọt bằng cách thêm bớt lượng đường tùy theo khẩu vị.

Sau khi rải, dùng tay trộn đều, đảm bảo mọi mặt của sợi dừa đều có đường bám.

Đậy kín và để đường chảy nước từ 2-4 tiếng cho đến khi đường tan, ngấm đều làm cùi dừa trở nên trong đều.

Cho cùi dừa đã ngâm cùng nước đường vào chảo rồi đun lửa to trên bếp (có thể dùng bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại) cho đến lúc sôi thì giảm nhỏ lửa còn một nửa.

Dùng đũa đảo đều để sợi dừa tắm đều nước đường, không dính vào nhau, không cháy. Khi đảo cần chú ý đều vào nhẹ tay để sợi dừa không bị nát, không cuộn thành từng bó.

Quá trình đảo khá lâu (từ 15-30 phút tùy lượng mứt) có thể làm bạn bị mỏi nên chuẩn bị ghế ngồi cho thoải mái.

Khi lượng nước trong chảo bắt đầu khô, cho thêm 1 ít vani rắc đều để tạo mùi và tiếp tục đảo đều cho tới lúc đường kết tinh thành bột trắng bám dính xung quanh sợi dừa và cô thành hạt nhỏ li ti dưới đáy chảo thì tắt bếp.

Bạn đảo đều và nhấc chảo, cho cùi dừa lên chiếc nong hoặc mâm để mứt nguội hẳn.

Như vậy, bạn đã làm xong và có mứt dừa thành phẩm thơm ngon, béo ngậy.

Mứt gừng

Mách nhỏ bạn cách chế biến 4 món mứt đơn giản, vừa ngon lại dễ làm

Nguyên liệu:

1 kg củ gừng (không chọn gừng quá non hoặc gừng già)

Vani1 ít nước cốt chanh hoặc phèn chua 700gram đường trắng

Cách làm:

Bước 1: Gừng bạn chọn những củ vừa. Mua gừng về bạn dùng dao cạo sạch vỏ rồi rửa sạch dưới vòi nước lạnh sau đó để cho ráo, thái thành những lát vừa mỏng. Lưu ý là không nên thái gừng quá mỏng sẽ làm cho món mứt bị cong. Thái xong, bạn ngâm gừng vào nước lạnh.

Bước 2: Bạn chuẩn bị một cái nồi sạch, bắc nồi nước nước lên bếp và đun sôi. Cho thêm một chút muối và phèn chua vào nồi sau đó trút toàn bộ số gừng đã thái lát vào luộc vài phút.

Luộc sơ xong, bạn đổ nước đi, lấy nước sạch vào nồi, tiếp tục luộc như bước vừa rồi. Làm vài lần như vậy để gừng bớt cay. Cuối cùng, bạn thả gừng vào trong một chậu nước lạnh và ngâm cho gừng nguội hẳn rồi vớt ra để ráo.

Bước 3: Chuẩn bị một cái tô sạch, cho gừng vào, tiếp tục cho đường rồi trộn đều lên. Bạn để tô gừng ướp qua đêm, nếu không có thời gian thì ướp ít nhất là 4 tiếng. Trong thời gian ướp, lâu lâu bạn đảo đều cho đường thấm hẳn

Bước 4: Sau khi đã ướp xong gừng, bạn cho tất cả vào một cái chảo dày và bắt đầu sên. Khi thấy sôi thì bạn hạ lửa. Đảo đều và liên tục đến khi đường kết tinh bám ở đáy chảo, phần mứt gừng bắt đầu khô ráo thì mới tắt bếp.

Bạn dùng đũa đảo cho đến khi mứt khô hoàn toàn.

Khi mứt gừng nguội, bạn cho vào hũ thủy tinh để bảo quản được lâu.

Mứt cà rốt

Mách nhỏ bạn cách chế biến 4 món mứt đơn giản, vừa ngon lại dễ làm

Nguyên liệu:

Cà rốt: 1kg Đường trắng: 600g Vani: 2 ống Phèn chua: 10g Nước vôi trong Dụng cụ: chảo sâu lòng, dao, thớt, dụng cụ nạo vỏ Cách làm:

Cà rốt nạo sạch vỏ, rửa sạch và thái sợi. Bạn có thể thái cà rốt thành nhiều dạng tròn, vuông khác nhau, hoặc tạo hình hoa, lá, trái tim, ngôi sao… để miếng mứt có hình thù vui nhộn, bắt mắt. Cho 30g vôi vào một thau nhỏ, đổ khoảng 2 lít nước, dùng đũa khuấy đều để hòa tan vôi. Để thau nước vôi qua đêm hoặc đợi khoảng 7 giờ cho nước vôi lắng xuống. Sau đó, hớt bỏ lớp váng trên mặt nước, lọc lấy phần nước vôi trong.

Ngâm cà rốt với nước vôi trong khoảng 5 giờ để miếng cà rốt cứng, khi sên đường không bị nát. Sau đó vớt cà rốt ra, rửa nhiều lần cho hết mùi vôi, để ráo nước.

Đun sôi khoảng 1,5 lít nước với 10g phèn chua. Khi nước sôi, cho cà rốt vào chần sơ rồi vớt ra rửa lại nhiều lần với nước lạnh, để ráo nước. Công đoạn chần cà rốt với nước sôi có phèn chua giúp món mứt cà rốt giòn, ngon.

Cho cà rốt vào ướp với đường theo tỷ lệ 1kg cà rốt với 600g đường trắng. Dùng đũa đảo nhẹ tay để cà rốt ngấm đều đường, ướp khoảng 3 - 5 tiếng cho đến khi đường tan hết thành nước. Đặt chảo lên bếp, chắt nước đường vào chảo, nấu với lửa lớn cho mau sôi. Khi nước đường sôi, trút cà rốt vào, nấu cho cà rốt sôi lại thì hạ lửa vừa, dùng đũa đảo liên tục và đều tay. Khi thấy đường sệt lại hạ nhỏ lửa, cho vani vào, nấu đến khi đường kết tinh lại thành màu trắng bám trên miếng cà rốt thì tắt bếp.

Cho mứt cà rốt ra đĩa, đợi khô lại bỏ vào túi nilon hoặc hũ thủy tinh nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.

Theo Emdep.vn

Đọc thêm

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.