Mất mùa sứa chưa từng có ở xã ven biển phía Nam Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Theo thường lệ, thời điểm này là cao điểm vụ khai thác sứa biển, chế biến sứa lá dung truyền thống ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Thế nhưng, mùa sứa năm nay, ngư dân địa phương gặp cảnh mất mùa chưa từng có.

Mất mùa sứa chưa từng có ở xã ven biển phía Nam Hà Tĩnh

Thuyền xếp hàng nằm bờ vì năm nay sứa mất mùa.

Hằng năm, cứ vào khoảng đầu tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch, ngư dân xã Kỳ Ninh lại nhộn nhịp ra khơi, căng lưới bắt sứa biển và sản xuất sứa lá dung truyền thống. Nhưng trái với cảnh nhộn nhịp như thường lệ, mùa sứa biển năm nay lại khá đìu hiu.

Làng biển không còn cảnh những chiếc thuyền ăm ắp sứa trở về mỗi sáng, các chum chuyên dụng để muối sứa lá dung nằm chỏng chơ trên bờ biển vì không có nguyên liệu sản xuất.

Mất mùa sứa chưa từng có ở xã ven biển phía Nam Hà Tĩnh

Mùa sứa biển bội thu của ngư dân Kỳ Ninh năm 2022.

Hơn 30 năm gắn liền với nghề đánh bắt sứa biển, chế biến sứa lá dung, đây là lần đầu ông Đặng Văn Hùng (thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) chứng kiến cảnh tượng hiếm gặp này.

Ông Hùng chia sẻ: “Mùa sứa năm nay hiếm hoi lắm mới có một vài thuyền ra khơi, thế nhưng sản lượng đánh bắt không đáng là bao. Mùa sứa các năm trước, mỗi chuyến ra khơi đánh bắt được khoảng 800 - 1.000 kg sứa nhưng năm nay chỉ khoảng 100 -200 kg hoặc thậm chí về không. Không có nguồn nguyên liệu, các gia đình chuyên sản xuất sứa lá dung đành che chắn dụng cụ chế biến để chờ mùa sứa năm sau...”.

Mất mùa sứa chưa từng có ở xã ven biển phía Nam Hà Tĩnh

Dụng cụ để chế biến sứa lá dung truyền thống nằm chỏng chơ trên bãi biển vì không có nguồn nguyên liệu.

Là đơn vị thu mua sứa biển lớn nhất tại địa phương nhưng năm nay khu sản xuất sứa của HTX Chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng (Kỳ Ninh) đành để không vì không có nguồn nguyên liệu.

Giám đốc HTX Chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng Đặng Thị Luận chia sẻ: “Hằng năm, HTX chúng tôi thu mua và chế biến khoảng 10-15 tấn sứa nhưng năm nay khu chế biến sứa biển đành để không vì không có nguyên liệu đầu vào”.

Mất mùa sứa chưa từng có ở xã ven biển phía Nam Hà Tĩnh

Những chuyến thuyền ra khơi đánh sứa biển trở về “tay không”.

Theo nhiều người dân Kỳ Ninh, việc mất mùa sứa như hiện nay là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân có thể do biến đổi khí hậu hoặc việc đánh bắt sứa theo kiểu tận diệt đã làm cạn kiệt nguồn hải sản này...

Nguồn sứa biển khan hiếm không chỉ đẩy giá sứa lá dung tăng cao chót vót, có lúc lên đến 200 nghìn đồng/kg (thông thường chỉ 40-80 nghìn đồng/kg) mà còn ảnh hưởng tới thu nhập của người dân làng biển xã Kỳ Ninh.

Ông Hoàng Trung Thông - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho biết: “Nghề làm sứa lá dung là nghề truyền thống của bà con Kỳ Ninh. Hiện, toàn xã có khoảng hơn 100 hộ theo nghề này. Năm nay người dân đối mặt với hiện tượng mất mùa sứa chưa từng có, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng khai thác sứa của xã, kéo theo đó là thu nhập giảm và lực lượng lao động tại chỗ thiếu việc làm...”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.